Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Công nhân Kazakhstan ở nhà máy luyện kim lớn nhất thế giới

Sau khi Liên Xô sụp đổ, quá trình tư nhân hóa đã giúp thị trấn Aksu tiếp tục phát triển nhờ vào nhà máy luyện kim lớn nhất thế giới do 3 tỷ phú quản lý.

thi tran Aksu thinh vuong nho tu nhan hoa anh 1
Khu nhà máy thép hợp kim của Tập đoàn Tài nguyên Á-Âu (ERG) tại thị trấn Aksu thuộc sở hữu của 3 tỷ phú Alexander Machkevich, Alijan Ibragimov và Patokh Chodiev. Không ai trong số ba tỷ phú này là người Kazakhstan gốc. Trước khi tiếp quản mỏ khai thác và kim loại của Kazakhstan trong quá trình tư hữu hóa, họ chỉ là những thương nhân bình thường. Giờ đây, người dân coi bộ ba này là những tài phiệt thân cận Tổng thống Nursultan Nazarbayev.
thi tran Aksu thinh vuong nho tu nhan hoa anh 2
Quang cảnh bên trong nhà máy tại Aksu. Trong 50.000 người dân sống tại thị trấn, cứ năm người thì có một người làm việc tại nhà máy. Đây là mô hình chủ nghĩa tư bản do nhà nước bảo trợ, theo đó, các "ông trùm" kinh doanh chịu trách nhiệm cho sự thịnh vượng của các "thị trấn đơn nhất". Aksu trở thành trung tâm công nghiệp vào những năm 1960 khi các nhà hoạch định Soviet chỉ định xây dựng các nhà máy điện và lò luyện kim tại thị trấn.
thi tran Aksu thinh vuong nho tu nhan hoa anh 3
Một công nhân làm việc tại lò nấu chảy hợp kim trong khu xí nghiệp. Cả nhà máy và lò luyện kim đều được tư nhân hóa vào những năm 1990, sau khi Liên Xô tan rã, và trở thành một phần của Tập đoàn ERG. 
thi tran Aksu thinh vuong nho tu nhan hoa anh 4
Petr Smotrich đã làm công nhân vận hành lò luyện kim được 40 năm. Đây cũng là nơi ông gặp vợ, Galiya, là người quản lý tại lò luyện. Con trai Dmitry, cùng con gái Irina của họ cũng làm việc tại đó. “Lò luyện kim luôn hoạt động, nên chúng tôi tự tin vào tương lai của mình”, ông nói. Nhà máy luyện kim Aksu xuất khẩu sản phẩm số lượng lớn tới Trung Quốc, Nhật Bản và Nga. "Nhà máy này đã tránh được số phận phá sản của nhiều “gã khổng lồ” công nghiệp vào những năm 1990", ông Smotrich chia sẻ, "cả thị trấn cũng đã tránh được sự sụp đổ hậu Soviet".
thi tran Aksu thinh vuong nho tu nhan hoa anh 5
Một người đàn ông nâng tạ tại khu phức hợp thể thao trong Khu nhà máy Aksu. Ông Smotrich nói với Reuters "ở xưởng nào cũng có phòng tập thể thao". Tập đoàn ERG đang đẩy mạnh xuất khẩu và đã chi hàng triệu USD vào cơ sở hạ tầng, bao gồm sân vận động và bể bơi.

thi tran Aksu thinh vuong nho tu nhan hoa anh 6
Giáo viên và một học sinh trong lớp học cho thợ điện tại một trường dạy luyện kim đen. Thị trấn có trường dạy nghề, nên người dân tại Aksu có cơ hội học tập và làm việc ngay tại đây mà không cần đi đâu cả. 
thi tran Aksu thinh vuong nho tu nhan hoa anh 7
Thứ duy nhất mà thị trấn không có là dịch vụ giải trí. Các câu lạc bộ đêm và rạp chiếu phim nằm ở trung tâm Pavlodar, cách khu vực này 50 km. Người dân thường dành thời gian rảnh rỗi để câu cá tại bờ sông Irtysh.

thi tran Aksu thinh vuong nho tu nhan hoa anh 8
Ông Bakhytbek, Mukanov, là thợ luyện kim với 30 năm kinh nghiệm. Tỷ lệ thất nghiệp tại Aksu chỉ là 1,2%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình cả nước là 5%, và theo dân địa phương, khu vực này gần như không có tội phạm.  
thi tran Aksu thinh vuong nho tu nhan hoa anh 9
Nói về Dana, cô cháu gái 8 tuổi, ông Smotrich không chắc cô bé sẽ tiếp tục làm việc trong đế chế hợp kim này. "Tôi có định hướng con bé, nhưng con bé sẽ tự quyết định cho bản thân", ông nói.

thi tran Aksu thinh vuong nho tu nhan hoa anh 10
Ôtô chạy trên con đường hướng tới Nhà máy điện Aksu. 

Nổ lớn tại nhà máy hóa chất Czech, 6 người chết

Một vụ nổ đã xảy ra ở nhà máy hóa chất tại thị trấn Kralupy nad Vltavou, phía bắc thủ đô Prague, Cộng hòa Czech, làm 6 người thiệt mạng.

Ngọc Hà

Ảnh: Reuters

Bạn có thể quan tâm