Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bristol (Anh) đã phát triển một phương pháp để biến các khối than chì nhiễm xạ, rác thải trong các lò phản ứng hạt nhân, thành các khối kim cương nhân tạo có khả năng phát điện.
Những khối kim cương này sản xuất ra lượng điện năng có cường độ nhỏ nhưng đủ dùng cho hàng ngàn năm. Những viên "pin kim cương" này có thể dùng trong các phi thuyền, máy trợ tim hoặc những thiết bị khác yêu cầu lượng pin siêu lâu.
Những viên kim cương "phóng xạ" có tính chất đặc biệt hơn kim cương thường. Ảnh: Science Alert. |
Các lò phản ứng hạt nhân tạo nhiệt độ từ những thanh uranium với lượng phóng xạ cao. Các thanh này được đặt bên trong những khối than chì để quản lý lưu lượng nhiệt cũng như phản ứng hạt nhân.
Sau nhiều năm hấp thu phóng xạ, các khối than này cũng nhiễm xạ mạnh. Khi các nhà máy hạt nhân ngưng hoạt động, số than này cần được xử lý.
Các nhà khoa học tìm cách "nung" các khối than, khiến các phân tử carbon nhiễm xạ chuyển thành dạng khí. Khí này sẽ được thu lại và nén để tạo ra kim cương.
Khối kim cương đặc biệt sẽ có nhiều tính năng thú vị. Do bản chất bị nhiễm xạ, nó có thể phát điện cường độ nhỏ. Khối "pin" không yêu cầu cấu trúc phức tạp, cũng không cần bảo dưỡng, và có thể dùng hàng nghìn năm mà không cần thay thế.