Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Còn tiêu cực trong việc sử dụng vốn ODA

Tổng giá trị vốn ODA mà các nhà đầu tư cam kết cho Việt Nam lên tới 89,5 tỷ USD. Nhưng tỷ lệ giải ngân ODA của chúng ta mới đạt trên 73%.

“Vẫn còn có tiêu cực, chưa hiệu quả trong việc sử dụng ODA. Chúng tôi đã nghiêm túc xử lý các cá nhân, tổ chức có liên quanChính phủ Việt Nam cam kết nỗ lực và sử dụng các nguồn vốn ODA hiệu quả”, đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh tại hội thảo “Hoạt động ODA tại Việt Nam - 20 năm nhìn lại” diễn ra ngày 7/8, tại TP Đà Nẵng.

Ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT BIDV, cho biết 20 năm qua việc tài trợ vốn ODA cho Việt Nam đều tăng. Tổng giá trị ODA mà các nhà đầu tư cam kết cho Việt Nam lên tới 89,5 tỷ USDtổng vốn đã ký kết đạt 73,68 tỷ USD (bình quân 3,5 tỷ USD/năm).

Trong đó, vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân đạt gần 54 tỷ USD, chiếm trên 73,2% tổng vốn ODA đã ký kết.

Nguồn vốn ODA tại Việt Nam được thực hiện dưới ba hình thức chủ yếu gồm ODA viện trợ không hoàn lại chiếm khoảng 10-12%, ODA vay ưu đãi chiếm khoảng 80% và ODA hỗn hợp chiếm từ 8 - 10%.

“Nhờ nguồn vốn ODA, kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Uy tín của Chính phủ được nâng cao trong quá trình hội nhập”, ông Hà nhận định.

Tuy nhiên, theo ông Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Kinh tế trung ương, việc huy động và sử dụng các nguồn vốn ODA trong những năm qua còn bộc lộ một số hạn chế.

Nguyên nhân chủ yếu do thiếu một định hướng tổng thể với tầm nhìn dài hạn làm cơ sở cho việc huy động và sử dụng một cách có hiệu quả hơn, nhất là sau khi Việt Nam “tốt nghiệp ODA” vào năm 2018 và những năm tiếp theo.

"Trên thực tế, các nguồn vốn ODA ưu đãi thường kèm theo những điều kiện như chỉ định thầu, ưu tiên nhà thầu nước ngoài, yêu cầu mua máy móc, thiết bị, vật liệu từ quốc gia tài trợ vốn ODA. Do các dự án thiếu tính cạnh tranh nên chi phí đầu tư thực tế thường tăng hơn rất nhiều so với dự toán ban đầu", ông Huệ khẳng định.

Nhiều đại biểu cũng cho hay, do vốn dễ tiếp cận và trách nhiệm của người đi vay không cao nên các dự án sử dụng vốn ODA có nguy cơ quản lý kém hiệu quả, nảy sinh bất cập, thậm chí là tiêu cực.

Ông Hà phân tích, việc sử dụng ODA làm gia tăng nợ công quốc gia. Những thách thức về tiêu cực, tham nhũng vẫn tồn tại trong việc giải ngân và sử dụng nguồn vốn. "Chúng ta cần có cơ chế minh bạch, công khai trong quá trình bố trí, giải ngân ODA”, ông Hà kiến nghị.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh dự đoán, nguồn vốn ODA cho Việt Nam sẽ giảm trong thời gian tới, đi khi đất nước bước vào ngưỡng thu nhập trung bình. Ông Ninh mong muốn cộng đồng quốc tế và các tổ chức, các nhà tài trợ ở các nước tiếp tục hỗ trợ cho Việt Nam có thêm nguồn tài chính để có điều kiện cải cách kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.

“Có người nói, Việt Nam đã “tốt nghiệp” ODA nhưng nhu cầu vốn đầu tư phát triển ở Việt Nam vẫn còn cao vì xuất phát điểm của chúng tôi còn thấp. Chính phủ Việt nam cam kết sẽ sử dụng nguồn vốn này công khai, minh bạch và có hiệu quả", Phó Thủ tướng nói.



Đoàn Nguyên

Bạn có thể quan tâm