Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Con số 7,3 tỷ USD tiền gửi nước ngoài từ đâu ra?

TS Nguyễn Đức Thành - Giám đốc VEPR, cho rằng, việc có bao nhiêu tiền gửi ra nước ngoài là không quan trọng, vì chênh lệch đó không ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Trong báo cáo Kinh tế vĩ mô quý I/2016 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), TS Nguyễn Đức Thành nhận định, cán cân thanh toán đã có những diễn biến bất thường, tiền gửi ở nước ngoài đang gia tăng đột biến lên mức 7,3 tỷ USD.

Trao đổi với báo chí, ông Tô Huy Vũ – Vụ trưởng Vụ dự báo – Thống kê tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước khẳng định: “Đúng là có con số 7,3 tỷ USD, nhưng số liệu này là số liệu được phản ánh trong hạng mục Đầu tư khác ròng trên bảng cán cân thanh toán quý III/2015 mà Ngân hàng Nhà nước đã công bố trên trang thông tin điện tử.

Ngan hang trong nuoc gui 7, 3 ty USD o nuoc ngoai anh 1

Con số 7,3 tỷ USD các tổ chức tín dụng trong nước gửi ở ngân hàng nước ngoài  trong quý III/2015 vẫn chưa có sự thống nhất. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, con số này không chỉ bao gồm tiền gửi ra nước ngoài, mà còn bao gồm khoản vay trả nợ nước ngoài ngắn, trung dài hạn của nền kinh tế”.

Ông Vũ thông tin thêm, theo số liệu thống kê cán cân thanh toán trong quý III/2015, tiền gửi ở nước ngoài của các ngân hàng thương mại tăng thêm 5,9 tỷ USD.

Vụ trưởng Vụ dự báo – Thống kê tiền tệ khẳng định, trong quý III/2015, tiền và tiền gửi của khu vực khác là 2 tỷ USD, không có biến động bất thường so với các quý trước.

Lý giải nguyên nhân dẫn tới việc này, ông Vũ cho rằng, số liệu tăng mạnh chủ yếu do xu hướng găm giữ ngoại tệ của doanh nghiệp và dân cư tăng lên trước sự kiện đồng nhân dân tệ bị phá giá mạnh trong tháng 8/2015, những đồn đoán về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sớm tăng lãi suất, đã gia tăng sức ép đối với tỷ giá VND/USD.

“Khi tiền gửi ngoại tệ của khu vực tổ chức kinh tế và dân cư tăng mạnh thì việc các ngân hàng thương mại mang ngoại tệ ra gửi ở nước ngoài, trong bối cảnh tín dụng ngoại tệ giảm là diễn biến hết sức bình thường”, ông Vũ nhấn mạnh.

Ngan hang trong nuoc gui 7, 3 ty USD o nuoc ngoai anh 2

TS Nguyễn Đức Thành - Giám đốc VEPR

. Ảnh: Vietpress

 

Trao đổi với Zing.vn chiều cùng ngày, TS Nguyễn Đức Thành khẳng định, thực ra con số ấy còn lớn hơn 7,3 tỷ USD, nhưng gồm nhiều hạng mục. Trong phần cán cân vốn, có 3 hạng mục lớn, gồm cán cân của vốn đầu tư trực tiếp (FDI), các khoản đầu tư gián tiếp (đưa tiền vào mua chứng khoán chẳng hạn) và các khoản đầu tư ngắn hạn.

“Đối với các khoản tiền lớn có một món gọi là tiền của các tổ chức tín dụng Việt Nam gửi ra nước ngoài để hưởng lãi. Khoản tiền đó là gần 6 tỷ USD. Ngoài ra, còn có một hạng mục khác nữa là tiền của các tổ chức khác gửi ra nước ngoài – 1,9 tỷ USD.

Như vậy tổng tiền gửi ra nước ngoài đã là 7,9 tỷ USD rồi. Đó là khoản tiền đi ra khỏi đất nước này. Còn một số khoản khác đi vào, đó là nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, trừ ngược đi thì cán cân còn 7,3 tỷ USD”, ông Thành phân tích.

Cũng theo chuyên gia kinh tế này, VEPR chỉ phân tích dựa trên các số liệu Ngân hàng Nhà nước cung cấp.

“Thật ra là 7,3 tỷ USD hay bao nhiêu tôi nghĩ cũng không quan trọng, vì sự chênh lệch đó không gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế Việt Nam.

Tất nhiên như thế cũng có chút bất thường. Nhưng bất thường đó xảy ra có thể là do vào thời điểm đồng nhân dân tệ phá giá”, ông Thành nói thêm.

Ngoài ra, chuyên gia kinh tế này cũng lý giải khái niệm “bẫy thanh khoản” mà ông đưa ra, tức là khi lãi suất hạ xuống bằng 0%, người ta không cho vay được. Và khi rơi vào bẫy thanh khoản, công cụ lãi suất không còn ý nghĩa nữa thì người ta chuyển sang dùng công cụ khác.

NHNN phản bác vụ 7,3 tỷ USD tiền gửi ra nước ngoài

Cách đây vài ngày, TS Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) công bố một thông tin gây sốt trong giới tài chính, ngân hàng Việt Nam.


Kiều Vui

Bạn có thể quan tâm