Vật chất vô hình này di chuyển với tốc độ chóng mặt, khoảng 500 km/giây. Tuy nhiên chúng sẽ không gây ra tổn hại nào cho địa cầu.
Các nhà khoa học cho biết việc quan sát cơn bão này có thể sẽ góp một cái nhìn khác về vật chất tối, thứ chiếm tới 1/4 tổng lượng vật chất trong vũ trụ. Ngoài ra, nó cũng sẽ cho biết thêm về vũ trụ và nguồn gốc của sự sống.
Vật chất tối tuy không thể nhìn thấy song chiếm đến một phần tư tổng lượng vật chất của vũ trụ. Ảnh: NZ Herald. |
Các nhà khoa học tại trường Đại học Zaragoza, Tây Ban Nha phát hiện cơn bão vật chất tối này thông qua dữ liệu từ vệ tinh Gaia của Cơ quan Hàng không Vũ trụ châu Âu.
Nhóm đã nghiên cứu các chuyển động của nhóm ngôi sao chuyển động đẳng hướng S1, có quỹ đạo quay quanh tâm ngân hà. Các ngôi sao S1 được cho là tàn dư của một ngân hà đã bị thiên hà của chúng ta nuốt chửng hàng tỷ năm trước.
Nhóm sao này có khoảng 30.000 ngôi sao đang chuyển động xuyên qua dải ngân hà, tạo ra các sóng vật chất tối. Các cơn sóng này sẽ mạnh hơn, nhanh hơn nhiều so với những đợt sóng vật chất tối thông thường đi qua hành tinh chúng ta.
Những máy dò vật chất tối được đặt khắp Trái đất có thể theo dõi sự biến động này, cho các nhà khoa học một cái nhìn rõ ràng hơn về loại vật chất bí ẩn trong vũ trụ.
Tuy nhiên, những thiết bị dò này khó có thể bắt được các hạt lớn tương tác yếu của S1, loại hạt mà một số nhà khoa học tin rằng tạo nên vật chất tối về mặt giả thuyết.
Hình minh họa dòng di chuyển của các ngôi sao xung quanh mặt trời. Ảnh: NASA. |
Vật chất tối là một vật chất giả thuyết, được cho rằng chiếm tới 27% khối lượng toàn vũ trụ. Nó hoàn toàn vô hình vì không phản xạ ánh sáng, và chưa bao giờ được quan sát trực tiếp bởi các nhà khoa học. Tuy nhiên, chúng ta biết vật chất tối có tồn tại vì ảnh hưởng của lực hấp dẫn gây ra bởi chúng.
'Tỏa sáng một ngọn đuốc trong một căn phòng tối hoàn toàn, bạn sẽ chỉ thấy những gì ngọn đuốc chiếu sáng. Điều đó không có nghĩa phần còn lại xung quanhg căn phòng không tồn tại. Tương tự vậy, ta biết vật chất tối có tồn tại chỉ là chưa thể nhìn thấy nó", Cơ quan Vũ trụ châu Âu cho biết,
Đây là loại vật chất được cho là chất “keo” hấp dẫn đã gắn kết các thiên hà lại với nhau.