Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Con bị loét giác mạc do mẹ nhỏ sữa vào mắt

Thấy con có nhèm nhử, người mẹ nhỏ sữa của mình vào mắt con, không ngờ tình trạng càng nặng.

Thông tin từ Đơn nguyên Mắt, Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc, bệnh nhân là trẻ sơ sinh 14 ngày tuổi. Trẻ là con đầu, được sinh thường, đủ tháng. Sau sinh, trẻ có hiện tượng đọng nước mắt, nhiều nhèm nhử.

Mẹ của bé theo kinh nghiệm truyền miệng đã nhỏ sữa của mình vào mắt con trong 4 ngày. Sau 4 ngày, bé quấy khóc, mắt chảy dịch màu hồng, không mở được. Gia đình đã đưa trẻ tới bệnh viện khám trong tình trạng mi mắt sưng nề, kết mạc xung huyết, có giả mạc. Các bác sĩ kết luận trẻ bị loét trợt giác mạc.

Me nho sua vao mat be so sinh anh 1

Mắt trẻ sơ sinh 14 ngày tuổi bị tổn thương. Ảnh: BVCC.

Ngay lập tức, trẻ đã được các bác sĩ Đơn nguyên Mắt tích cực rửa, bóc giả mạc, dùng kháng sinh tại chỗ và dinh dưỡng giác mạc. Sau 5 ngày điều trị, trẻ đã ổn định và được xuất viện.

Theo các bác sĩ, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng không phải thần dược, chữa bách bệnh. Sữa mẹ có rất nhiều chất như đạm như lactose, sắt, lapase, amylase…, tất cả đều giúp phát triển trí não và thể chất cho trẻ. Tuy nhiên, việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sẽ tạo môi trường giàu dinh dưỡng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt.

Đối với những trẻ đang bị các bệnh về mắt, việc nhỏ sữa sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng, có thể dẫn đến các biến chứng như viêm loét giác mạc, để lại sẹo giác mạc gây giảm thị lực.

Các bác sĩ Đơn nguyên Mắt đưa ra một số lời khuyên về cách chăm sóc mắt cho trẻ:

- Trẻ sau khi sinh thường đọng nhiều dịch và chất gây xung quanh mắt. Mẹ nên dùng nước muối sinh lý 0,9% vệ sinh mắt cho bé.

- Thường xuyên cắt móng tay, vệ sinh tay sạch sẽ để giảm nguy cơ nhiễm trùng hay tổn thương mắt vì trẻ có thói quen dụi, gãi mắt.

- Vệ sinh đồ chơi và không dùng vật sắc nhọn.

- Khi mắt trẻ có dấu hiệu bất thường, hãy đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

- Trước khi dùng một loại thuốc hay bất kỳ kinh nghiệm gì để điều trị bệnh cho con, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

Bé 2 tuổi bị chó cắn tổn thương nặng vùng đầu

Mẹ bệnh nhi cho biết cháu bé không may bị chó của nhà hàng xóm tấn công. Phát hiện sự việc, người thân vội đưa con đến trạm y tế để sơ cứu, sau đó chuyển lên tuyến trên.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm