Buổi sáng trời quang đầu tháng 11 đã thành cơn ác mộng khi bão Linda ập đến. Làng goá phụ, những đứa trẻ mang tên Hận Biển, Bão Biển ra đời sau thảm họa khiến 3.000 chết, mất tích.
Hai mươi năm trước, đêm 31/10/1997, ngư trường ven ba tỉnh Bạc Liệu, Cà Mau, Kiên Giang vẫn nhộn nhịp, nhiều tàu vẫn ra khơi mong trúng mùa mực. Trong lúc đó, một vùng áp thấp ở khu vực nam biển Đông (cách quần đảo Trường Sa khoảng 350 km về phía Đông – Đông Nam). Áp thấp sau đó mạnh lên thành bão số 5 (tên quốc tế là bão Linda) đi về hướng vùng biển phía Nam vốn bao đời lặng gió.
Những bãi biển chất đầy quan tài và xác người trôi dạt sau khi cơn bão đổ bộ vào Cà Mau đêm 2/11/1997. Cửa biển Khánh Hội (huyện U Minh) có hơn 500 người chết. Sau một đêm, ngôi làng bên kinh Xáng Mới trở thành làng goá phụ, 140 hộ có phụ nữ mất chồng, mất cha. Ngư dân ở cửa biển này gọi bão Linda là một cuộc “thảm sát” kinh hoàng với hàng nghìn người chết và mất tích.
Ngư dân Trần Văn Cò có sáu người thân đi biển và mãi không trở về. Anh nói nếu tính cả bà con dòng họ, số người thiệt mạng vì cơn bão lên tới hơn 20 người. Buổi sáng sau cơn bão, anh Cò chạy ghe đi cứu người, mặt biển như bãi chiến trường với xác tàu bị đánh chìm, gỗ nổi lềnh bềnh. Những ghe cào chở 18 ngư dân nhưng chỉ có 2 người sống sót. Trong hình, tàu cứu hộ vớt tử thi gần cửa biển và chuyển sang xuồng máy để đưa vào đất liền.
Những ngư dân ở Cà Mau nói biển nam bao đời lặng sóng, ngư dân không biết bão là gì nên khi bão ập vào hậu quả càng tang thương. Cơn bão Linda quét qua 21 tỉnh, thành phố miền Nam khiến 778 người chết, 2.123 người mất tích, 1.232 người bị thương; số nhà bị sập là 107.892; thiệt hại về vật chất ước tính 7.200 tỷ đồng. Riêng Cà Mau có tới 1.292 người chết và mất tích. Nhiều thi thể được tìm thấy đã biến dạng, người thân không thể nhận ra.
Bà Nguyễn Thị Mười khóc ngất khi phát hiện ra thi thể con trai từ vết sẹo và chiếc bông tai. Hầu như gia đình nào xung quanh cũng có người thân chết và mất tích trong cơn bão. Những con tàu may mắn thoát bão trở về cũng không còn nguyên vẹn như ngày đi.
Tạ Diễm Huyền bên mộ mẹ và hai em. Tuyền là người duy nhất còn sống sót trên chuyến tàu chở 11 đứa bé chạy bão. Đêm cơn bão Linda tràn qua, có hai người phụ nữ cùng sinh ra hai đứa con trai sau khi nghe tin chồng mất tích ngoài biển. Một đứa được đặt tên là Nguyễn Bão Biển, một đứa tên là Trần Hận Biển. Cả hai giờ đã 20 tuổi.
Cụ bà Nguyễn Thị Thiệt ở lâm ngư trường Sông Trẹm (Thới Bình, Cà Mau) nghẹn ngào nói rằng hai con trai và hai người rể đều mất tích cùng với chủ tàu.
Người thanh niên này là một trong những người may mắn trở về sau cơn ác mộng mang tên bão Linda. Nhiều người thoát nạn nhờ đu vào chiếc bè kết bằng van nhựa và thanh gỗ trên tàu, chiến đấu với lốc xoáy hàng chục giờ đồng hồ trên biển trước khi nhìn thấy tàu cứu hộ.
Gia đình ông Nguyễn Văn Trượng bên đống đổ nát của căn nhà sập. Ông có 4 người thân mất tích.
Sau bão Linda, cứ mỗi chuyến tàu từ biển trở về là hàng trăm người từ khắp nơi chạy ra cầu của đồn biên phòng ở Sông Đốc để dõi mắt tìm người thân.
Sau bão Linda, cứ mỗi chuyến tàu từ biển trở về là hàng trăm người từ khắp nơi chạy ra cầu của đồn biên phòng ở Sông Đốc để dõi mắt tìm người thân. Không ít người trong số đó trở về trong tuyệt vọng vì cha, chồng, con, anh em đã mất tích ngoài biển.
Bà Trần Thị Lánh, Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong xã Khánh Hội (U Minh, Cà Mau), cho biết năm xảy ra bão Linda bà có 3 con rể đi biển.
Anh Trần Văn Út mất tích là con rể của bà Lánh, bỏ lại người vợ đang mang thai là chị Nguyễn Kiều Phương. Hay tin chồng gặp nạn, thiếu phụ đã sinh trong đêm mưa gió và chị Phương đặt tên con là Nguyễn Bão Biển.
Anh Trần Văn Cò ở Khánh Hội có hai anh trai là Trần Văn Việt, Trần Minh Trí và em út Trần Chí Tâm mất tích trong bão số 5 cách nay 20 năm.
Bia tưởng niệm nạn nhân bão Linda được dựng tại cửa biển Khánh Hội, với hình ảnh ngư dân bị sóng dữ nhấn chìm.
Cửa biển Khánh Hội sau 20 năm ác mộng kinh hoàng mang tên Linda.
Đường đi của bão Linda. Ảnh: Google Maps.
Đây là cơn bão thảm khốc nhất ở miền Tây trong vòng 100 năm.
Hình thành ngày 31/10/1997 trên biển Đông, Linda mạnh dần lên vào một ngày sau đó khi di chuyển về phía Tây và tàn phá dữ dội vùng cực nam Tổ quốc trong hai ngày sau đó.
Bão có sức gió khoảng 100 km/h, khiến hơn 3.100 người miền Tây, các cùng phụ cận chết và mất tích. Linda đã khiến cho 200.000 ngôi nhà bị hư hại, tàn phá 325.000 ha ruộng, rẫy.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm Tổ trưởng Tổ công tác triển khai thực hiện Đề án "Phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố".
Việt Tường - Hà Hương
Trong bài có sử dụng tư liệu của báo Ảnh Đất Mũi