Kinh tế chia sẻ (sharing economy, hay còn gọi là collaborative economy, peer-to-peer economy…) dựa trên khai thác tài nguyên sẵn có của người dùng, kết hợp với các yếu tố công nghệ, để tạo thành mô hình kinh doanh. Bước dịch chuyển thói quen của nhóm người tiêu dùng trọng yếu; nhu cầu bức thiết của môi trường; sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hợp thành cỗ xe tam mã đưa kinh tế chia sẻ bứt phá trong thời đại 4.0.
Thế hệ người tiêu dùng mới
Đã qua thời chuẩn mực thành đạt của con người được đo bằng “nhà ba tầng, xe bốn bánh”. Thế hệ Millennials (sinh năm 1980-1995) và gen Z (1996-2000) ngày càng coi nhẹ việc sở hữu tài sản. Thống kê cho thấy, 74% người Mỹ hiện ưu tiên trải nghiệm hơn là bỏ tiền ra mua sản phẩm. Trải nghiệm phong phú cho người trẻ nhiều niềm vui hơn hẳn vật chất.
Gen Z và Millennials sinh ra hoặc lớn lên trong kỷ nguyên số. Họ nhạy cảm với cái mới, ưa thích sự tiện lợi, sống thực tế và đề cao trách nhiệm với môi trường và xã hội. Theo phương châm “hiệu quả sử dụng quan trọng hơn quyền sở hữu”, hành vi tiêu dùng của nhóm đối tượng này dần dịch chuyển từ sở hữu sang chia sẻ.
Đơn cử, tại sao bạn phải trút hết tiền tiết kiệm, thậm chí vay mượn thêm để mua xe xịn, trong khi ta có thể “điều xe” bất cứ lúc nào, lại còn được chọn thương hiệu ưa thích với giá cả hợp lý?
Trải nghiệm phong phú cho người trẻ nhiều niềm vui hơn hẳn vật chất. |
Hiện thế hệ Millennials và gen Z chiếm 38% - hơn 1/3 lực lượng lao động. Trong thập kỷ tới, tỷ lệ này sẽ tăng lên 58%. Lượng người dùng trẻ đông đảo yêu thích trải nghiệm hơn sở hữu là lý do giúp nền kinh tế chia sẻ đạt được những thành công lớn.
“Giảm tải” cho thiên nhiên
Theo số liệu của Tổ chức Bền vững quốc tế (Global Footprint Network), trái đất đang oằn mình “gánh” 7,7 tỷ người, tài nguyên ngày một cạn kiệt, trong khi trung bình mỗi công dân trên hành tinh tiêu thụ một lượng tài nguyên gấp 1,75 lần so với mức cần thiết. Phần lớn các nguồn tài nguyên đều khó có thể tái tạo.
Tình hình đó đặt ra yêu cầu cấp bách phải tìm giải pháp giảm tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, tối ưu hoá hiệu suất sử dụng của sản phẩm. Nếu một chiếc xe chỉ được dùng 1,5 ngày mỗi tuần, thì giá trị sử dụng của nó chỉ đạt 21,43%. Kinh tế chia sẻ giúp tận dụng 78,57% còn đang bị lãng phí này, biến tài nguyên nhàn rỗi thành lợi nhuận, giảm thiểu tình trạng tiêu dùng quá mức (hyper-consumption). Mô hình này vừa đáp ứng nhu cầu của con người, kết nối cộng đồng, lại vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Nền tảng công nghệ
Những bước tiến của khoa học công nghệ tạo nền tảng kỹ thuật cho thói quen tiêu dùng mới của mọi người. Theo báo cáo của Ernst & Young - một trong bốn công ty kiểm toán lớn nhất thế giới, tại Việt Nam trong năm 2018, có 171 triệu lượt người sử dụng công nghệ thực tế ảo để mua hàng, 15 triệu lượt sử dụng tính năng chuyển từ hình ảnh sang văn bản mỗi ngày.
Sự phát triển của công nghệ mở đường vừa làm bàn đạp đẩy mạnh kinh tế chia sẻ vào cuộc sống hiện đại. Nếu thiếu Internet, điện thoại thông minh cùng các ứng dụng kết nối những con người ở xa nghìn dặm lại với nhau, thật khó hình dung cuộc sống sẽ vận hành như thế nào.
Có thể xem Grab là một trong những ví dụ thành công của mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam. |
Có thể xem Grab là một trong những ví dụ thành công của mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam. Được định giá 14 tỷ USD với trung bình 46 triệu chuyến mỗi ngày, từ 2,8 triệu đối tác tài xế, Grab chiếm khoảng 73% thị phần gọi xe công nghệ, theo nghiên cứu từ ABI.
Hơn thế, 40% giao dịch Grab được thanh toán thông qua ví điện tử Moca, một minh chứng khác của sự phát triển không ngừng của công nghệ và đóng góp tích cực vào mục tiêu xây dựng nền kinh tế không dùng tiền mặt. Grab đang trên đường trở thành siêu ứng dụng đa dịch vụ hàng đầu khu vực.
Bình luận