Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tạp chí tri thức trực tuyến

Có thêm phụ nữ mang thai, trẻ em tử vong vì cúm H1N1

Hai phụ nữ mang hai, một cháu bé 2 tuổi đã tử vong vì cúm A/H1N1, nâng tổng số người tử vong vì cúm này ở nước ta lên con số 31.

Có thêm phụ nữ mang thai, trẻ em tử vong vì cúm H1N1

Hai phụ nữ mang hai, một cháu bé 2 tuổi đã tử vong vì cúm A/H1N1, nâng tổng số người tử vong vì cúm này ở nước ta lên con số 31.

Ngày 23/10, Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế đã xác nhận ở nước ta có tổng số người mắc cúm A/H1N1 là 10.376 trường hợp, có 31 ca tử vong.

Bệnh nhân nữ thứ 28 tử vong ở nước ta, tử vong nhanh sau khi nhập viện là một phụ nữ 25 tuổi, đang mang thai tháng thứ 4 ở xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Trước khi nhập viện một ngày, bệnh nhân có biểu hiện sốt, ho, tức ngực, khó thở. Ngày 19/10 chị đến nhập viện đa khoa tỉnh Phú Yên trong tình trạng sốt cao 410C, ho, khó thở nhiều được chẩn đoán viêm phổi nặng nghi cúm A/H1N1. Ngay lập tức bệnh nhân được hỗ trợ thở máy, điều trị Tamiflu, kháng sinh nhưng không đỡ và tử vong ngay ngày hôm sau. Viện Pasteur Nha Trang xác định bệnh nhân này dương tính với cúm A/H1N 1.

Một thai phụ 24 tuổi, mang thai tháng thứ 7 ở xã La Me, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Ngày 10/10, chị có biểu hiện sốt cao liên tục trên 380C, ho, đau họng, ăn uống kém, cơ thể suy kiệt ở nhà chưa điều trị gì xin nhập bệnh viện Công ty cao su Chư Prông. Chị được chẩn đoán sốt siêu vi, thai 7 tháng và được điều trị kháng sinh, hạ nhiệt. Tới ngày 21/10 bệnh nhân tử vong vì viêm phổi nặng do vi rút cúm A/H1N1.

Cũng tại Gia Lai, một bệnh nhân nữ, 48 tuổi ở xã Chư Pơng, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai tử vong vì cúm A/H1N1 nhưng biểu hiện ban đầu giống người bị sốt xuất huyết. Bệnh nhân có tiền sử bệnh về máu. Ngày 12/10, bệnh nhân có biểu hiện sốt, ăn uống kém, cơ thể mệt mỏi, xuất huyết dưới da nên nhập bệnh viện đa khoa tỉnh điều trị và được chẩn đoán lúc vào viện: Xuất huyết giảm tiểu cầu. Ngày 18/10 bệnh nhân sốt 390C, xuất huyết dưới da niêm mạc, khó thở thường xuyên và được chẩn đoán: Suy hô hấp viêm phổi nặng/Bạch cầu cấp dòng Lymphô. Bệnh nhân được đặt nội khí quản thở máy hỗ trợ, thuốc kháng sinh phối hợp, Tamiflu, vận mạch... nhưng không đỡ và tử vong sau hai ngày điều trị tích cực

Một cháu bé 2 tuổi, ở Lâm Đồng mới phẫu thuật tim được 1 tháng cũng bị nhiễm cúm. Trước khi nhập viện 2 ngày, bệnh nhân có triệu chứng ho, khó thở. Chỉ sau 6 ngày nhập viện, cháu bé đã không qua khỏi do viêm phổi, tim bẩm sinh.

Trước tình hình dịch cúm vẫn có bệnh nhân nhiễm mới ở nước ta, Bộ y tế cảnh báo, phụ nữ có thai là đối tượng nguy cơ cao, nếu có biểu hiện nghi ngờ cúm cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn và chữa trị, hạn chế biến chứng nặng và tử vong. Những người mắc bệnh mãn tính (bệnh tim mạch, hen, lao phổi, tiểu đường, béo phì, suy dinh dưỡng, bệnh nhân AIDS, bệnh hệ thống...), người già, trẻ em cần được đặc biệt quan tâm tới tình trạng sức khỏe của mình, tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh, khi có biểu hiện bệnh cần đến cơ sở y tế để được khám, chữa kịp thời.

Mai Phương

Theo Bưu điện Việt Nam

Bạn có thể quan tâm