Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Có thể sứa lược là tổ tiên của loài người

Nhiều nhà khoa học luôn nghĩ rằng loài người tiến hóa từ bọt biển, song một nghiên cứu gần đây cho thấy rất có thể sứa mới là tổ tiên của chúng ta.

Các nhà khoa học của Đại học Miami và Viện Nghiên cứu Gene người tại bang Maryland, Mỹ đã lập trình tự chuỗi gene của Mnemiopsis leidyi - một loài sứa lược trong Đại Tây Dương mà người ta thường gọi là "óc chó biển" - rồi nạp dữ liệu vào chương trình máy tính để tăng thêm hiểu biết về chúng. Trong quá trình phân tích, họ tình cờ phát hiện ra rằng DNA của chúng giống DNA của mọi loài động vật khác, Science Daily đưa tin.

Từ trước tới nay nhiều nhà khoa học vẫn tin rằng bọt biển là tổ tiên của muôn loài ngày nay. Ảnh: mediaroots.org

Khoảng hơn 500 triệu năm trước, một nhánh động vật đã tiến hóa riêng biệt với mọi loài động vật cổ đại khác để phát triển thành mọi loài động vật ngày nay. Nhiều nhà khoa học khẳng định nhánh động vật ấy là bọt biển.
Song với phát hiện mới trong nghiên cứu về "óc chó biển", nhóm chuyên gia của Viện  Nghiên cứu Gene người nhận định rất có thể chúng mới là tổ tiên của mọi loài động vật ngày nay, bao gồm cả loài người.

Phát hiện mới cũng có thể thay đổi học thuyết về việc mọi loài động vật đều có hệ thần kinh và cơ.

 

DNA của sứa lược có nhiều điểm giống DNA của mọi loài đang sống trên trái đất, nên rất có thể chúng mới là tổ tiên chung của muôn loài, bao gồm loài người. Ảnh: avaxnews.net

Bọt biển không có hệ thần kinh và cơ. Khi các nhà khoa học coi chúng là tổ tiên đầu tiên của chúng ta, họ giả định rằng hệ thần kinh và cơ xuất hiện trên cơ thể các loài động vật khác trong quá trình tiến hóa.

Tuy nhiên, sứa lược Mnemiopsis leidyi có cả hệ thần kinh lẫn cơ. Do vậy, nếu chúng là tổ tiên đầu tiên của mọi loài động vật ngày nay thì một số loài đã mất hệ thần kinh và cơ dù hai thứ đó làm tăng "lợi thế sinh tồn" của chúng.

Quỳnh Trang

Bạn có thể quan tâm