Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cổ phiếu ROS đưa ông Trịnh Văn Quyết lên tỷ phú đôla

Năm 2015, ông Trịnh Văn Quyết, ông chủ của FLC, vẫn còn nằm ở vị trí thứ 17 trên bảng xếp hạng những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, với tài sản 972 tỷ đồng.

Thế nhưng, sau khi cổ phiếu của Công ty cổ phần Xây dựng FAROS (ROS), công ty con của FLC, tăng mạnh khi niêm yết trên sàn HOSE đã giúp ông Quyết nhảy vọt lên vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng.

Sau ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC) đang nắm vị trí số một, ông Quyết là người thứ hai trên sàn chứng khoán Việt có tài sản cán mốc tỷ đô.

Tài sản tăng 26.000 tỷ đồng trong 10 tháng

Theo thống kê, ông Quyết hiện đang nắm giữ 108,8 triệu cổ phiếu FLC và 279,5 triệu cổ phiếu ROS, với giá trị tương đương 27.056 tỷ đồng (tương đương 1,2 tỷ USD). Ông Vượng đang nắm giữ 724 triệu cổ phiếu VIC, tương đương 30.700 tỷ đồng.

Trinh Van Quyet len vi tri ty phu do la anh 1
Ông Trịnh Văn Quyết có tài sản quy đổi lên tới 27.056 tỷ đồng. Ảnh: FLC.

 

Như vậy, tính từ đầu năm 2016 đến nay, tài sản của ông Quyết đã tăng hơn 26.000 tỷ đồng. Phần lớn tài sản tăng thêm này đến từ số cổ phiếu ROS mà ông Quyết đang nắm giữ, vì so với thời điểm đầu năm 2016, giá cổ phiếu FLC giảm hơn 12%. Số cổ phiếu ROS ông Quyết đang nắm giữ tương đương 65% vốn điều lệ của công ty này.

ROS chính thức niêm yết trên sàn HOSE trong phiên giao dịch 1/9, với giá chào sàn 10.500 đồng mỗi cổ phiếu. Kể từ thời điểm đó đến nay, ROS tăng với hơn 30 phiên tăng kịch trần.

Hiện giá tham chiếu của mỗi cổ phiếu này trong phiên giao dịch ngày 4/11 là 94.200 đồng. Như vậy, kể từ ngày chào sàn đến nay, cổ phiếu ROS tăng gấp 9 lần giá trị ban đầu.

Với 430 triệu cổ phiếu ROS đang niêm yết, tổng giá trị vốn hóa thị trường của FAROS tăng vọt từ mức 4.300 tỷ đồng lên 40.506 tỷ đồng. Như vậy, vốn hóa của FAROS đã vượt qua hàng loạt tên tuổi lớn trên thị trường chứng khoán, như: Tập đoàn Hòa Phát (HPG), Tập đoàn FPT (FPT), Thế giới Di động (MWG). Hàng loạt ngân hàng như Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (STB) và Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB) cũng bị ROS vượt mặt.

ROS tăng giá nhờ đâu?

Theo báo cáo tài chính quý III vừa được FAROS công bố, doanh thu và lợi nhuận tăng lần lượt là 75,5% (tương đương 432,3 tỷ đồng) và 59,2% (tương đương 78,7 tỷ đồng).

Trong văn bản giải trình về kết quả kinh doanh này, ông Đỗ Như Tuấn, Tổng giám đốc FAROS, cho biết nguyên nhân của sự gia tăng doanh thu trong quý III, là công ty mẹ và các công ty con đã thi công và ký được hồ sơ xác nhận giá trị khối lượng hoàn thành thuộc một số dự án có giá trị lớn. Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động thương mại và kinh doanh hàng hóa quý III cũng tăng so với cùng kỳ 2015. Doanh thu tăng kéo theo sự gia tăng về lợi nhuận.

FAROS là đơn vị triển khai nhiều dự án bất động sản của FLC và hiện là tổng thầu xây dựng của hàng loạt công trình lớn, với quy mô các dự án ở mức trên 20.000 tỷ đồng. Ngoài mảng kinh doanh chính là nhà thầu xây dựng, FAROS cũng là nhà đầu tư cho một số dự án, với tổng mức đầu tư 4.500 tỷ đồng (dự kiến sẽ đưa vào khai thác năm 2018).

Theo tính toán, lợi nhuận FAROS giai đoạn 2016-2018 đạt lần lượt 490 tỷ đồng, 624 tỷ đồng663 tỷ đồng.

 Hiện các công ty chứng khoán trên thị trường không đưa ROS vào danh sách margin.

 

Thảo Nguyên

Bạn có thể quan tâm