"Sao tôi có thể sống như vậy cho đến tận bây giờ được nhỉ?" Ji-hyun tự hỏi mà chẳng thể hiểu được chính mình. Nhìn lại quá khứ, có một câu chuyện sẽ giúp chúng ta hiểu được lý do tại sao cô ấy lại giao tiếp thụ động và tại sao phương thức giao tiếp này lại là lựa chọn tốt nhất của cô ấy.
Cách đây không lâu, Ji-hyun đã không vượt qua được kỳ thi thăng chức, điều này khiến tâm trạng của cô ấy đi xuống không phanh và ngày càng trầm cảm. Bất cứ ai cũng có thể cảm thấy thất vọng, chán chường mỗi khi nỗ lực của mình không mang lại kết quả tốt đẹp, nhưng đối với cô ấy, chuyện đó có ý nghĩa đặc biệt hơn thế.
“Này, con chỉ có thể làm được vậy thôi sao?”. Đến bây giờ, dù đã ngoài ba mươi và thoát khỏi vòng tay bao bọc của cha mẹ, nhưng mỗi lần không thể vượt qua được điều gì đó, khuôn mặt đáng sợ của mẹ lại hiện lên trong tâm trí khiến cô ấy ám ảnh mãi. Hiện tại, việc thúc giục của mẹ đã không còn gay gắt như trước đây nữa, nhưng chính bản thân cô ấy lại tự thúc ép mình trở nên hoàn hảo hơn. Tại sao mình chỉ làm được chừng ấy thôi chứ?
Cái cách Ji-hyun đang đối xử với bản thân, chẳng khác nào một người mẹ luôn áp đặt và độc đoán, không cho phép bản thân có bất kỳ phản kháng nào. “Dù đã làm việc chăm chỉ nhưng có nhiêu đó vẫn chưa đủ. Có lẽ đó là lý do tại sao dù ở đâu tôi cũng không được mọi người yêu mến.”
Đằng sau câu nói đó là dòng suy nghĩ tiêu cực “Tôi là người thiếu sót”, chúng hiện lên và bám rễ ăn sâu vào trong đầu cô ấy như đó là một sự thật bất di bất dịch.
Bản thân mình phải thật hoàn hảo mới được mọi người công nhận và yêu mến.” Đối với Ji-hyun, tiêu chuẩn để được mọi người yêu thương chính là khi cô hoàn toàn thỏa mãn được sự mong đợi của mọi người. Tuy nhiên, “điều kiện tình yêu” này cũng như một con dao hai lưỡi.
Bởi vì, khi bản thân không còn tự tin vì không được mọi người công nhận và yêu thương, thì điều kiện này cứ như mảnh thủy tinh có thể dễ dàng vụn vỡ bất cứ lúc nào. Nếu bản thân không làm hài lòng mọi người, giá trị của bản thân sẽ không còn được coi trọng, nó rơi xuống vực thẳm, rồi dần già khiến các mối quan hệ bị rạn nứt. Vì nỗi sợ hãi đó mà Ji-hyun luôn cố gắng làm hài lòng mọi người để có thể níu kéo các mối quan hệ.
Cô ấy luôn quá sức để che giấu vết thương lòng, chẳng khác gì đang che giấu vết thương gãy xương bằng một lớp băng cá nhân rồi ra sức chạy thật nhanh vậy.
Mục tiêu lớn nhất cả cuộc đời của cô ấy chính tập trung vào mỗi chuyện phấn đấu để mong mọi người công nhận và yêu mến, đó cũng là lý tưởng sống để cô tồn tại đến tận bây giờ. Tuy nhiên vết thương ấy không thể lành lặn, lý tưởng đó cũng không bám trụ được lâu, nó nhanh chóng vỡ vụn. Năm nay Ji-hyun đã 34 tuổi nhưng trái tim cô vẫn như một đứa trẻ bị tổn thương chỉ biết khóc thầm một mình.
Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng.
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Xem thêm bình luận