Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

CNBC: Ireland sẽ là nỗi sợ mới của đại gia công nghệ

Là thiên đường thuế hấp dẫn của các công ty công nghệ nhưng hiện tại, Ireland lại trở thành đầu mối chính thực thi Quy tắc chung về bảo vệ dữ liệu của Liên minh châu Âu.

Ireland vốn không phải là quốc gia nghiêm khắc trong việc kiểm soát doanh nghiệp. Theo một báo cáo hồi đầu năm của Nghị viện châu Âu, quốc gia này có nhiều đặc điểm của một thiên đường thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp lập kế hoạch thuế tích cực (aggressive tax planning).

Tuy nhiên, từ khi Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) bắt đầu có hiệu lực khắp Liên minh châu Âu (EU) vào tháng 5/2018, Ireland đã trở thành đầu mối thực thi các quy tắc thu thập và xử lý dữ liệu người dùng của các ông lớn công nghệ.

Nhiều doanh nghiệp, kể cả các đại gia công nghệ như Apple, Facebook và Google đều đặt trụ sở châu Âu tại Ireland. Điều này có nghĩa là Ủy ban bảo vệ dữ liệu Ireland sẽ có nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ các quy tắc GDPR của những công ty này, như thông báo cho chính quyền về các hành vi vi phạm bảo mật dữ liệu trong vòng 72 giờ, hay đảm bảo các công ty đó nhận được sự đồng ý thích hợp từ người dùng trên các nền tảng của họ.

Ireland dieu gia vi pham GDPR anh 1
Đến nay, mức phạt vi phạm bảo mật dữ liệu lớn nhất là 50 triệu euro (tương đương 56 triệu USD) của Google. Ảnh: AP. 

Helen Dixon làm Ủy viên Ban bảo vệ dữ liệu Ireland từ năm 2014. Trả lời CNBC, bà cho biết cơ quan này đã phải “mở rộng đáng kể” các tài nguyên do một loạt thông báo vi phạm quyền riêng tư và khiếu nại từ các cá nhân người dùng từ khi GDPR có hiệu lực.

Hiện tại, Ủy ban bảo vệ dữ liệu Ireland đang tiến hành 20 cuộc điều tra nhằm vào các công ty đa quốc gia về hành vi vi phạm GDPR. Trong đó, 11 cuộc điều tra có liên quan đến Facebook hoặc các công ty con của nó như WhatsApp và Instagram. Dixon cho biết bà hy vọng sẽ đi đến kết luận cuối cùng “vào các tháng tới”.

Bà nói thêm, “cây gậy lớn” của GDPR đối với doanh nghiệp là các loại hình phạt. Những công ty vi phạm sẽ đối mặt với mức phạt lớn: 20 triệu euro (tương đương 22 triệu USD) hoặc 4% tổng doanh thu hàng năm trên toàn cầu. Với Facebook, con số này lên đến 2,2 tỷ USD nếu xét theo doanh thu năm ngoái. Dù vậy, gần đây, mức phạt lớn nhất đến từ cơ quan dữ liệu Pháp chỉ là 50 triệu euro (tương đương 56 triệu USD) đối với Google.

Chiêu trò né thuế hàng tỷ USD của Apple, Facebook, Google và Amazon

Từ năm 2007 đến 2015, số tiền thuế Apple đóng tại Mỹ chỉ bằng 17% lợi nhuận. Riêng năm 2016, ở các nước khác, "Táo khuyết" chỉ đóng thuế tương đương chưa đến 5% lợi nhuận.


Lan Anh

Theo CNBC

Bạn có thể quan tâm