Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyện về lần thử lửa duy nhất của Su-27

Dù được đánh giá là tiêm kích tốt nhất thế kỷ 20 song Su-27 lại có khá ít cơ hội để thể hiện khả năng của mình. Đến nay, Su-27 mới chỉ có một lần duy nhất được thử lửa.

Chuyện về lần thử lửa duy nhất của Su-27

Dù được đánh giá là tiêm kích tốt nhất thế kỷ 20 song Su-27 lại có khá ít cơ hội để thể hiện khả năng của mình. Đến nay, Su-27 mới chỉ có một lần duy nhất được thử lửa.

Sukhoi Su-27 là một tiêm kích đa nhiệm hạng nặng được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không nhưng cũng có khả năng thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất. Su-27 được phát triển bởi tập đoàn Sukhoi cho Không quân Liên Xô. Tiêm kích này có chuyến bay đầu tiên vào năm 1977.

Khi lần đầu giới thiệu với thế giới tại Paris Air Show năm 1989, Su-27đã khiến khối NATO phải "ngả mũ chào" bởi khả năng thao diễn tuyệt vời của nó. 

Su-27 được trang bị từ năm 1982 và nhanh chóng trở thành một chuẩn mực cho tiêm kích đánh chặn hạng nặng trong Không quân Xô Viết cũng như khối Warszawa. Sau Chiến tranh Lạnh, Su-27 được xuất khẩu rộng rãi trên khắp thế giới và đến nay vẫn là một trong những tiêm kích thế hệ 4 hàng đầu thế giới.

Su-27 xuất hiện công khai trước công chúng thế giới trong triển lãm hàng không Paris năm 1989. Su-27 đã khiến toàn bộ khối NATO phải “ngả mũ chào” bởi khả năng thao diễn tuyệt vời của nó. Su-27 đã thể hiện những màn nhào lộn trên không như rắn Hổ mang mà không một tiêm kích nào của NATO có thể làm được.

Đến tận hôm nay, Su-27 đang nắm giữ 27 kỷ lục hàng không mà chưa một loại máy bay nào có thể lật đổ được ngay cả với tiêm kích thế hệ 5. Các nhà quân sự trên thế giới đã không ngần ngại khẳng định rằng Su-27 chính là tiêm kích thế hệ 4 tốt nhất thế kỷ 20.

Su-27 có thể mang theo 8 tấn vũ khí với 12 điểm treo dưới cánh và bụng máy bay. Tiêm kích này có thể sử dụng tất cả các vũ khí dành cho máy bay tốt nhất của Liên Xô thời đó và Nga hiện nay. Đặc biệt là sự kết hợp giữa khả năng thao diễn ưu việt của nó và tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 làm cho Su-27 luôn xuất sắc trong các tình huống không chiến tầm gần.

Khả năng mang vũ khí hạng nặng tầm bay xa, tốc độ nhanh, Su-27 vượt qua đối thủ trực tiếp của nó là F-15 gần như ở mọi chỉ số.

Su-27 được xuất khẩu cho 10 quốc gia trên thế giới trong đó có Không quân Việt Nam đến nay nó vẫn là tiêm kích chủ lực của các quốc gia này. Tuy được đánh giá rất cao nhưng điều đáng tiếc là Su-27 lại không có nhiều cơ hội thể hiện sức mạnh của mình.

Su-27 đã được sử dụng hạn chế trong một số hoạt động quân sự của Nga tại Gruzia cũng như một số hoạt động chiếm lĩnh không phận trong chiến tranh Nam Ossetia. Trong cuộc chiến này Nga chủ yếu sử dụng lực lượng mặt đất nên Su-27 không có nhiều đất diễn.

Chiến trường ngoài Nga duy nhất là Su-27 đã tham chiến chính là châu Phi, trong cuộc xung đột biên giới giữa Eritrean – Ethiopian vào năm 1999. Cả hai lực lượng quân đội nước này đều được trang bị vũ khí của Liên Xô trong đó có tiêm kích Su-27 và MiG-29.

Tháng 2/1999, phi đội Su-27 của Ethiopia đã bắn hạ 2 chiếc MiG-29 của Eritrea và gây hư hỏng một chiếc khác. Đáng tiếc là có quá ít thông tin về cuộc rượt đuổi và bắn hạ giữa 2 loại tiêm kích do Liên Xô sản xuất.

Các nhà phân tích quân sự châu Âu không ngần ngại nhận định Su-27 là tiêm kích thế hệ 4 tốt nhất thế kỷ 20.

Đến tháng 5/2000, các báo cáo từ nguồn tin địa phương cho biết, thêm 2 chiếc MiG-29 khác của Eritrea bị Su-27 của Ethiopia bắn hạ. Tuy vậy, cũng như lần trước thông tin về vụ bắn hạ lần này cũng khá sơ sài. Trong cuộc xung đột này những chiếc Su-27 của Ethiopia tỏ ra vượt trội so với đối thủ.

Ngoài nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, đánh chặn máy bay đối phương những chiếc Su-27 của Ethiopia còn được sử dụng trong vài trò áp chế phòng không đối phương, hộ tống máy bay ném bom và trinh sát.

Đến chiến tranh Somalia năm 2006, những chiếc Su-27 của Ethiopia lại được sử dụng với vai trò tuần tra không phận và ném bom các căn cứ trú ẩn của phiến quân Hồi giáo. Trong những lần xung trận của Su-27, nó chưa một lần có cơ hội chạm trán với các chiến đấu cơ phương Tây để thể hiện khả năng của mình.

Mặt khác, những nơi mà Su-27 được xuất khẩu có quá nhiều sự ràng buộc về yếu tố chính trị. Do đó, Su-27 đã không trực tiếp tham dự vào một cuộc xung không chiến với các đối  thủ phương Tây. Hơn nữa, Su-27 là một vũ khí có tính răn đe mạnh sự xuất hiện của Su-27 đã góp phần ngăn chặn những cuộc xung đột có thể xảy ra.

Cho dù chưa có nhiều cơ hội để trổ tài nhưng không thể phủ nhận rằng sự ra đời của Su-27 đã tạo tiền đề cho sự phát triển của các tiêm kích thế hệ 4++ và thế hệ 5. Chính những khả năng tuyệt vời của Su-27 đã khiến Không quân Mỹ cảm thấy lép vế và họ cần có một tiêm kích mới để vô hiệu hóa mối đe dọa này.

quốc việt

Theo Infonet

 

quốc việt

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm