Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tạp chí tri thức trực tuyến

Chuyến tàu sum họp

The Darjeeling Limited, một lần nữa, vẫn kể về chuyện những mối quan hệ trong một gia đình "bất thường" nhưng rất đời thường...

Chuyến tàu sum họp

(Zing) - The Darjeeling Limited, một lần nữa, vẫn kể về chuyện những mối quan hệ trong một gia đình "bất thường" nhưng rất đời thường...

Chuyến tàu sum họp

Wes Anderson khá nổi tiếng bởi phong cách làm phim rất độc đáo: dí dỏm, hài hước, xoáy sâu vào nội tâm của từng nhân vật và đi vào ngõ ngách đời sống của mối quan hệ gia đình không êm thắm. The Darjeeling Limited, một lần nữa, vẫn kể về câu chuyện của những mối quan hệ trong một gia đình có vẻ bất thường nhưng hoá ra cũng rất đời thường với những rắc rối, xung đột như mọi gia đình khác.

Chuyến tàu sum họp
Ba anh em gặp nhau ở Ấn Độ, trên chuyến tàu lửa mang tên The Darjeeling Limited

Ba anh em gặp nhau ở Ấn Độ, trên chuyến tàu lửa mang tên The Darjeeling Limited. Cả ba đều đang trong tình trạng khủng hoảng về tinh thần, và cả thể chất – một trong ba anh em suýt chết trong một vụ đụng xe, mà không được biết rõ do anh bị tai nạn hay muốn tự sát (vai diễn do nam diễn viên Owen Wilson thủ diễn, ngoài đời thật cũng suýt chết và không thể tham dự buổi chiếu ra mắt của phim tại LHP Venice năm ngoái, vì… thất tình mà tự sát). 

Cả ba đã không gặp nhau, không liên lạc suốt một thời gian sau đám tang của cha. Họ gặp mặt nhau vì Francis (Owen Wilson), sau khi suýt chết đã quyết định ‘làm lại cuộc đời’ và muốn gần gũi với những đứa em trai của mình. Hành trình này, với Francis, có ba mục tiêu cần đạt được: giúp ba anh em gần gũi nhau hơn, gặp lại mẹ của mình (bà bỏ sang Ấn Độ làm nữ tu) và tìm ra ý nghĩa của cuộc đời!

Chuyến tàu sum họp
Peter (Adrien Brody), Jack (Jason Schwartzman), Francis (Owen Wilson)

Hai em trai của Francis là Peter (Adrien Brody), đang lưỡng lự việc ly dị vợ vì anh nghe tin cô đã có thai; và Jack (Jason Schwartzman), suốt ngày gọi điện về nhà cho cô người yêu cũ để nghe giọng nói của cô trong… máy trả lời tự động, cùng lúc với việc tán tỉnh cô tiếp viên trên tàu lửa. (Nhân vật này có riêng một phim ngắn 13 phút mang tên Hotel Chevalier, trong đó Jason đóng cặp cùng Natalie Portman, xoay quanh cuộc tình của Jack)

Ba anh em, ba tính cách hoàn toàn khác biệt. Francis cực kỳ gia trưởng, mọi thứ đều phải do anh kiểm soát, do anh ra luật lệ, do anh quyết định, dù anh không bao giờ quên hỏi ý kiến của hai em trai mình – và hầu như chẳng cần biết hai cậu em có ý kiến gì! Jack vốn dĩ là nhà văn, thích phiêu lưu tình ái, yêu nhiều và yêu vội, thích nổi loạn và được tự do. Peter luôn phải đứng giữa cân bằng anh trai và em trai của mình. Sự khác biệt và khoảng cách xa lạ giữa họ có thể tóm gọn bằng câu hỏi của Jack: “Có cách nào chúng ta trở thành bạn bè, không phải như anh em, mà như bạn bè bình thường không nhỉ”…

Chuyến tàu sum họp

Ấn Độ không chỉ là phông nền với cảnh đẹp kiểu phim du lịch, mà đóng một vai trò quan trọng cho câu chuyện của bộ phim.

Ấn Độ trong The Darjeeling Limited không chỉ là phông nền với cảnh đẹp kiểu phim du lịch, mà đóng một vai trò quan trọng cho câu chuyện của bộ phim. Wes Anderson nổi tiếng với những đoạn phim đối thoại dí dỏm thông minh và lôi cuốn, mà chính phần ‘Ấn Độ’ trong phim càng đem đến cho The Darjeeling Limited nét riêng độc đáo.

Chẳng hạn cảnh ba anh em ngồi ăn chung bàn với một người Ấn Độ trên khoang nhà hàng hạng nhất. Người đàn ông, nhiều khả năng biết tiếng Anh, ngồi đọc báo và không có chút phản ứng nào ‘lộ ra’ với cuộc trò chuyện kỳ cục của ba anh em, khiến cuộc trò chuyện ấy bỗng lôi cuốn hơn bình thường. Ở một đoạn khác, khi mà ba anh em họ lưu lại nhà của một người nông dân Ấn Độ hoàn toàn không biết tiếng Anh, tình cảm của những người Ấn Độ ấy khiến ba anh em xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và hiểu được ý nghĩa của cuộc đời.

Chuyến tàu sum họp

Những câu hỏi về ba anh em, về mối quan hệ của họ, về hành trình kỳ lạ của họ, được giải đáp khi đến phút chót họ gặp lại người mẹ của mình

Những câu hỏi về ba anh em, về mối quan hệ của họ, về hành trình kỳ lạ của họ, được giải đáp khi đến phút chót họ gặp lại người mẹ của mình. Wes Anderson cùng Jason Schwartzman, cùng làm một hành trình băng Ấn Độ để viết kịch bản phim, đã vô cùng tinh tế khi nhấn nhá nhiều chi tiết nhỏ sống động để tạo ra tính cách cho mỗi nhân vật, lý giải tâm lý của họ bằng phản ứng, giao tiếp của họ với những nhân vật khác.

Cộng thêm vào đó là thủ pháp quay phim thú vị với những cú dolly chạy từ khoang này sang khoang khác trên tàu tạo nên phong cách riêng cho phim, phần âm nhạc tạo nên ‘tông’ riêng cho bộ phim, thấm đẫm nỗi buồn và những khoảng trống trong tâm hồn của nhân vật. Có vẻ như Wes Anderson đặt rất nhiều tâm tư tình cảm cá nhân vào trong câu chuyện của mình. Hầu hết các phim của anh đều kể về những rắc rối trong gia đình, những mối quan hệ máu mủ mà xa cách tìm cách quay trở lại để gắn bó, những nỗi luyến tiếc thương nhớ, và sự đi tìm ý nghĩa của cuộc sống.

Trailer:

PHAN XI NÊ

Bạn có thể quan tâm