Chuyện lạ ở đất nước coi béo phì là đẹp
Trong khi phụ nữ cả thế giới bị ám ảnh bởi một cơ thể béo thì ở quốc gia Tây Phi xa xôi Mauritania, các thiếu nữ phải cố ăn thật nhiều để trở nên mập mạp, béo phì mới mong lấy được tấm chồng tốt.
Người Mauritania xem những phụ nữ béo phì mới là người đẹp. |
Không như phần còn lại của thế giới, người Mauritania xem béo là tiêu chuẩn của cái đẹp đồng thời quan niệm, kích thước cơ thể của người phụ nữ tỷ lệ thuận với vị trí của họ trong trái tim chồng. Do đó, để đảm bảo luôn được chồng yêu thương, các cô gái đều phải cố gắng ăn thật nhiều để càng béo càng tốt.
Theo người vận động cho quyền của phụ nữ Mint Ely, mỗi năm các cô bé mới chỉ lên 5 sẽ trở thành đối tượng của một tục lệ truyền thống được biết đến với cái tên Leblouh. Tục lệ này có mục đích giúp các cô bé có cơ hội nhận được lời hứa hôn từ các chú rể tương lai.
Ông Fatima M'baye, một luật sư chuyên bảo vệ nhân quyền cho trẻ em tiết lộ: “Các cô bé bị đẩy ra khỏi nhà để tới các trại vỗ béo mà không hiểu rõ nguyên cớ. Chúng chỉ được truyền đạt rằng, một cơ thể đẫy đà sẽ mang lại hạnh phúc”.
Tại trại vỗ béo, nhiều người sẽ thấy kinh ngạc khi biết các bé gái tuổi từ 5, 7, 9 phải tiêu thụ khoảng 2 kg kê trộn bơ và 20 lít sữa lạc đà mỗi ngày. Tính ra, mỗi ngày, chúng sẽ phải tiêu thụ khoảng 16.000 calo, gấp 4 lần khẩu phần tiêu chuẩn dành cho một người đàn ông lực lưỡng.
Nếu bị nôn mửa, các cô bé có thể sẽ phải ăn lại tất cả những thứ đó. Nếu cô bé nào đó biếng ăn hoặc không ăn hết khẩu phần của mình, các biện pháp tra tấn sẽ được thực hiện bao gồm “zayar” kẹp ngón tay, ngón chân rất đau đớn. Kết thúc một khóa vỗ béo, các cô bé 12 tuổi phải đạt được cân nặng 80 kg. Tuy nhiên, béo cũng khiến các cô bé tuổi vị thành niên trông như phụ nữ 30.
Các cô bé ở Mauritania bị ép ăn càng nhiều càng tốt ngay từ khi còn nhỏ để có thân hình đẫy đà, béo tốt. |
Tục lệ vỗ béo cho các cô gái đã có truyền thống lâu đời, được tuân thủ nghiêm túc ở Mauritania. Nó được cho là xuất hiện vào thời kỳ tiền thuộc địa người Moor Arab trắng còn là dân du mục. Vào thời kỳ đó, người chồng càng giàu có thì người vợ sẽ càng làm ít việc nhà. Các bà vợ nhà giàu chỉ ngồi không cả ngày và để toàn bộ việc nhà lại cho các nô lệ da đen. Dần dần, họ trở nên béo tốt. Do đó, kích thước cơ thể của người vợ bắt đầu được xem là dấu hiệu của sự giàu có. Ngoài ra, vết rạn da do béo, được gọi là “tebtath” được xem là “của quý” của người phụ nữ còn “Lekhwassar”, vòng mỡ quanh eo trở thành niềm tự hào của các quý bà quý cô.
Tại các trại vỗ béo các cô gái sẽ bị tra tấn nếu biếng ăn. |
Tuy nhiên, ngày nay, dường như tục lệ này đang bắt đầu được cân nhắc lại khi những người Mauritania cấp tiến nhận thức được các hậu quả tồi tệ về sức khỏe mà hủ tục này gây ra cho con người. Ông Min Ely cho biết: “Chúng tôi đã có sự phát triển theo hướng cấp tiến hơn. Chính phủ bắt đầu lên án tục vỗ béo. Nhiều người đã nhận thức được sự nguy hiểm của việc thừa cân, béo phì dễ dẫn đến các bệnh tim mạch và tiểu đường”.
“Vỗ béo là hủ tục tồn tại từ những năm 1950. Ngày nay, các cô gái được xem các chương trình thời trang trên truyền hình nên hình mẫu của họ là các diễn viên người Mỹ có ngoại hình đẹp, cân đối hay những ca sĩ người Lebanon trong những trang phục gợi cảm. Các cô gái cũng đã biết chơi thể thao. Dù thực tế, đàn ông Mauritian thích những người phụ nữ tròn trịa hơn nhưng không phải vì thế mà chúng ta muốn họ trở nên bị béo phì”, nhà khoa học chính trị Mohamed el-Mounir chia sẻ. Đồng tình với quan điểm trên, nhà tư vấn về sức khỏe và phát triển Mounina Mint Abdellah, người từng bị ép béo khi còn bé nhấn mạnh, ngày nay các quan niệm xưa đã đổi thay rất nhiều.
“Khi tôi tốt nghiệp vào năm 1980, tôi đã không thể tưởng tưởng nổi chuyện mình có thể ra nước ngoài học tập. Thế nhưng, 30 năm sau đó, con gái của tôi đã có thể học để lấy bằng thạc sĩ ở Pháp. Còn gần như các cô gái ở Mauritian đều đã có thể đi học. Quan niệm béo là chuẩn mực của cái đẹp dường như đã trở nên lỗi thời trong xã hội”.
Phương Đăng
Theo Infonet