Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyện kể từ 'vùng đất chết' trên đỉnh Everest

Người đàn ông gục đầu vào đá, quần áo tơi tả, mất giày, mất găng tay, môi dính đầy tuyết... là những gì mà Irmark (46 tuổi, người Mỹ) đã trải nghiệm khi chinh phục đỉnh Everest đầy hiểm nguy.

Chuyện kể từ 'vùng đất chết' trên đỉnh Everest

Người đàn ông gục đầu vào đá, quần áo tơi tả, mất giày, mất găng tay, môi dính đầy tuyết... là những gì mà Irmark (46 tuổi, người Mỹ) đã trải nghiệm khi chinh phục đỉnh Everest đầy hiểm nguy.

Chỉ tính từ đầu năm đến nay, 11 người đã thiệt mạng khi chinh phục đỉnh Everest, 6 người trong số đó chết vào ngày 19/5 và 20/5. Trong hai ngày thảm kịch đó, hơn 300 người cùng tham gia leo núi.

Anh mở mặt nạ oxy, thận trọng hít thở. Gió mạnh tới nỗi Aydin Irmak (46 tuổi) thấy nghẹt thở. Anh vội kéo mặt nạ lên. Irmak đang đứng trên “nóc nhà thế giới”, đỉnh Everest ở độ cao 8.848m.

Hôm đó là ngày 19/5, gió lạnh như cắt da cắt thịt, nhiệt độ xuống tới âm 37 độ C. Irmak là người cuối cùng trong đoàn 176 người chinh phục thành công đỉnh Everest vào ngày đó. Những người khác đang xuống núi.

Những người đã có kinh nghiệm chinh phục nơi cao nhất của thế giới sẽ nhận ra một quy luật, theo đó, ai không lên được đỉnh núi trước lúc 13h nên xuống vì bão lớn sẽ xuất hiện khi chiều về. Một lý do nữa là, những người leo núi sẽ đối mặt với nguy hiểm nếu ở quá lâu tại “vùng đất chết” trên núi, tức là ở độ cao hơn 8.000m vì gió rất mạnh.

Irmak đứng trên đỉnh núi lúc khoảng 15h. Từ nhỏ tới giờ, anh chưa bao giờ đứng trên một ngọn núi cao đến như vậy. Anh thấy hơi chóng mặt. Vốn là người kinh doanh xe đạp ở New York (Mỹ) và chưa hề biết gì về những cơn bão trên Everest, chỉ cách đây mấy tuần, anh mới có những trải nghiệm thực sự về cái gọi là bão ở “nóc nhà thế giới”.

Irmak có mang theo mình một lá cờ nhỏ, anh cắm xuống tuyết. Nghĩ trong bụng rằng phải ghi lại khoảnh khắc này, anh lấy trong túi chiếc máy ảnh nhưng máy ảnh không dùng được. Anh tháo găng tay, chỉnh pin. Một cơn gió cực mạnh từ phía sau khiến găng tay của anh rơi xuống vực.

Vẫn sống nhưng kiệt sức

Irmak đứng một mình trên đỉnh Everest. Anh đã ở lâu hơn so với “quy định”. Chiếc găng tay phải bị rơi và anh không biết làm cách nào để lấy lại. Anh bắt đầu xuống núi từ lúc 15h30 trong khi đoàn thám hiểm tiếp theo đang chuẩn bị lên đỉnh núi.

Pemba Jangbu Sherpa là hướng dẫn viên du lịch, anh dẫn Nadav Ben-Jehuda, 24 tuổi, người đang nuôi hy vọng trở thành người Israel trẻ tuổi nhất chinh phục đỉnh Everest. Anh được trả 6.000 USD và sẽ được thưởng thêm 2.000 USD nữa nếu Nadav thành công.

Pemba và Nadav hy vọng sẽ đến đỉnh vào sáng mai. Họ không lường trước được thảm kịch đang đợi họ phía trước.

Hai người đàn ông hăm hở leo lên đỉnh núi. Trời lạnh, gió lớn, vận tốc khoảng 50 km/giờ. Lúc 22h, họ lên tới độ cao 8.300m và gặp Ha Wenyi, người Trung Quốc. Ông Ha (55 tuổi) vốn là chủ doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đang ngồi trên đường leo. Bình oxy của ông đã trống rỗng. Ông vẫn còn sống nhưng đã kiệt sức. Pemba thấy vậy liền giúp ông, để ông tiếp cận với dây thừng buộc cố định. Sau đó anh và Nadav tiếp tục hành trình.

Một lúc sau, khoảng ở độ cao 8.400m, chiếc đèn trên đầu Pemba soi sáng, anh phát hiện ra một người trong tuyết. Đó chính là Shriya Shah-Klorfine, nữ doanh nhân xấu số 33 tuổi, người Canada. Pemba cố lay gọi: “Chị ơi, chị ơi”, nhưng người phụ nữ đã chết. Pemba và Ha tiếp tục hành trình.

Lúc 11h45, ở độ cao 8.500m, Pemba phát hiện ra một người đàn ông dựa đầu vào đá. Quần áo rách, không mặt nạ oxy, không giày bên phải. Môi người đàn ông dính đầy tuyết. Người đàn ông đó chính là Aydin Irmak. Mắt anh nhắm nghiền nhưng vẫn còn thở. Pemba lay vai và Irmak tỉnh lại.

Pemba hỏi: “Chân anh có cử động được không”?

Irmark thì thào: “Có”.

Nadav hỏi Irmark: “Đồ leo núi của anh đâu hết rồi”.

“Tôi không biết”, Irmark trả lời.

Lúc đó Irmark không nhớ gì, ngay cả việc làm sao để anh có thể xuống được tới địa điểm này.

Bỏ cuộc

Pemba và Nadav từ bỏ ý định chinh phục đỉnh núi. Họ giúp Irmark và cùng nhau xuống núi. Họ đi qua nơi có thi thể của người phụ nữ Canada, qua chỗ nhà leo núi người Trung Quốc. Ông này cũng đã chết. Thi thể của Song Won Bin, 44 tuổi, người Hàn Quốc, cũng nằm gần đó nhưng khuất nên họ không nhìn thấy.

Ba người xuống tới trại 4, trại 3, rồi trại 2 ở độ cao 6.400m vào lúc 19h ngày 20/5. Lúc này họ mới hay tin, bác sĩ người Đức Eberhard Schaaf cũng đã thiệt mạng trên núi. Eberhard chết khoảng sau 15h ngày 19/5, khi Irmark vẫn đứng trên đỉnh núi.

Điểm du lịch mạo hiểm

Khám phá, du lịch chính là mục đích chuyến đi của Irmark. Irmark may mắn sống sót. Nếu Pemba và Nadav không gặp anh, chắc anh không thể trở về. Họ đã cứu anh.

Mười một người đã thiệt mạng trong tháng 4 và tháng 5, khiến năm 2012 trở thành năm chết chóc nhất đối với Everest kể từ năm 1996, năm có 12 người thiệt mạng. Tuy nhiên, nguyên nhân gây tử vong năm nay khác những năm trước. Năm nay không phải vì bão, đá rơi hay lở tuyết mà vì họ kiệt sức, leo chậm và không xuống núi theo cảnh báo trước và vì tắc nghẽn giao thông trên đường leo. Chỉ tính riêng đợt cuối tuần ngày 19, 20/5, đã có 300 người lên đỉnh núi. 

 

Nhiều vận động viên và nhiều người thích mạo hiểm khát khao chinh phục đỉnh Everest, “nóc nhà của thế giới”. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ không đủ kinh nghiệm, cộng với việc tắc nghẽn giao thông ở vùng chết gần đỉnh núi khiến thảm kịch xảy ra ngày 19/5 và 20/5 khiến 6 người tử nạn.

 

Trên ảnh là những người leo núi đang xuống núi. Vì thiếu oxy và áp lực thấp, cộng với gió mạnh nên ở độ cao trên 8.000m bị coi là vùng đất chết. Người leo núi được khuyến cao không nên ở quá lâu trên đỉnh núi.

 

Khoảng hơn 100 công ty ở Nepal tổ chức các chuyến chinh phục đỉnh Everest. Trên ảnh là Pemba Jangbu Sherpa, hướng dẫn viên du lịch, 26 tuổi.

 

Các nhà leo núi thường phải leo đêm để tới đỉnh ban ngày và xuống núi trước 13h vì sau thời gian này, thời tiết trên đỉnh vô cùng khắc nghiệt.

 

đỗ quyên

Theo Infonet

đỗ quyên

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm