Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyển hướng đầu tư sang nhà xã hội 8 triệu/m2

Để giải quyết khó khăn do bất động sạn đóng băng, nhiều chủ đầu tư đã phải “phá giá” dự án,  chịu lỗ bán nhà ở xã hội với mức 8 triệu/m2.

Chuyển hướng đầu tư sang nhà xã hội 8 triệu/m2

Để giải quyết khó khăn do bất động sạn đóng băng, nhiều chủ đầu tư đã phải “phá giá” dự án,  chịu lỗ bán nhà ở xã hội với mức 8 triệu/m2.

Ngày 30/5, UBND TP.HCM đã họp thường kỳ về tình hình kinh tế - xã hội thành phố tháng 5/2013. Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân đánh giá, tình hình Kinh tế - Xã hội thành phố 5 tháng đầu năm 2013 vẫn duy trì tăng trưởng hợp lý, chỉ số hàng tồn kho trên địa bàn TP.HCM nhìn chung có kéo giảm. Tuy nhiên, trong thời gian tới, TP.HCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh giải quyết vấn đề này, đặc biệt ở lĩnh vực bất động sản.

 

Sẽ có khoảng 3.000 căn nhà ở xã hội sắp được tung ra thị trường.

Cùng trong cuộc họp này, ông Trần Trọng Tuấn - Giám đốc Sở Xây dựng, cho biết Sở Xây dựng TP.HCM vừa tiếp nhận 34 dự án xin chuyển đổi diện tích căn hộ, công năng. Trong đó, có 3 dự án chuyển đổi từ nhà ở thương mại (NOTM) sang nhà ở xã hội (NOXH) với khoảng 2.580 căn. Có những dự án trước đây chào bán 12 triệu đồng/m2 tại địa bàn quận Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, quận 2 nhưng do thị trường khó khăn nên đã chủ động chịu lỗ bán với giá 8 triệu/m2.

Theo đánh giá của ông Tuấn, trong năm 2013, sẽ có khoảng 3.000 căn nhà ở xã hội được tung ra thị trường dưới các hình thức bán, thuê mua và cho thuê, việc xét duyệt được thông qua cấp thành phố và cấp quận huyện. Trong quá trình mua nhà, vay vốn ngân hàng nếu gặp khó khăn người dân có thể gặp trực tiếp hai cấp xét duyệt này để được hỗ trợ hướng dẫn.

 

Một dự án chào bán căn hộ với giá 12,5 triệu/m2.

Trong hội thảo mang chủ đề “Ý nghĩa và tính thực tiễn của Nghị quyết 02 trong việc giải phóng tồn kho bất động sản” do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNRea) mới được tổ chức, một số chuyên gia doanh nghiệp cho rằng gói tín dụng 30.000 tỷ sắp giải ngân thì người mua nhà, nhất là những đối tượng nằm trong diện mua nhà xã hội và nhà thu nhập thấp sẽ gặp rào cản. Bởi các đối tượng này là người nghèo đô thị, cán bộ công chức... thu nhập thấp, chưa có nhà hoặc nhà ở dưới 8 m2/người nên không có tài sản tích lũy cũng như tài sản để có thể đáp ứng nhu cầu cho vay của ngân hàng.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết; tài sản thế chấp được quy định cụ thể trong Thông tư 07 của Bộ Xây dựng và Thông tư 11 của NHNN. Trong đó, trao quyền cho các ngân hàng thương mại xem xét để có thể cho vay tín chấp hoặc thế chấp chính căn hộ hình thành từ vốn vay. Các ngân hàng trên địa thành phố cũng đã họp, đưa ra các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người vay. Đặc biệt, là với những đối tượng mua, thuê nhà được hội đồng thẩm định thành phố xét duyệt.

Ông Minh cho biết thêm công tác chuẩn bị cho việc này đang được thực hiệt rất nghiêm túc và khẩn trương. Hiện đơn vị này đang phối hợp với Sở Xây dựng, doanh nghiệp, ngân hàng thương mại và các đơn vị liên quan để cùng triển khai có hiệu quả nhất.

Một lãnh đạo Bộ Xây dựng phân tích, Thông tư 11 của NHNN cũng nói rõ là người dân phải có phương án trả nợ, như lương bao nhiêu một tháng, đã có 30% tiền để đối ứng, có nguồn trả nợ... Tuy nhiên, có một điều mở là các ngân hàng được quyền quyết định phải có thế chấp hay không. Nếu ngân hàng thấy căn nhà đi mua đã hoàn thiện, vị trí tốt, người đi vay có thu nhập tốt thì có thể không cần thế chấp. Đối với những người có thu nhập không ổn định thì có thể đòi hỏi thế chấp, khi đó người dân phải đáp ứng các điều kiện ngân hàng đưa ra.

Theo Dân trí

Theo Dân trí

Bạn có thể quan tâm