"Về mặt địa lý, Indonesia vẫn có thể gia nhập Liên đoàn Bóng đá Đông Á (EAFF) hoặc Liên đoàn Bóng đá Châu Đại Dương (OFC). Điều không thể là gia nhập Liên đoàn Bóng đá Châu Âu. Tuy nhiên, câu hỏi là điều gì khiến Indonesia muốn gia nhập EAFF? Có lý do nào đủ sức thuyết phục hay không", CNN Indonesia dẫn lời ông Kusnaeni.
Việc thay đổi liên đoàn là điều hiếm khi xảy ra trong lịch sử. Liên đoàn Bóng đá Australia đã rời OFC để gia nhập Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) hồi tháng 8/2013 là trường hợp hiếm hoi diễn ra gần đây.
"Australia chuyển đến AFF vì một lý do hợp lý. Họ cảm thấy rằng sự cạnh tranh tại OFC không đủ lớn và quá dễ dàng để chinh phục danh hiệu. Họ cần sự cạnh tranh cao hơn. Vậy lý do để Indonesia chuyển đến EAFF là gì?", ông Kusnaeni nói thêm.
Việc U19 Indonesia (áo trắng) bị loại sớm ở giải U19 Đông Nam Á sau trận hòa 1-1 giữa U19 Việt Nam và Thái Lan khiến PSSI tức giận. Ảnh: CNN Indonesia. |
Theo ông Kussnaeni, việc ở lại AFF sẽ giữ những tác động tốt đối với Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI). Ngược lại, PSSI nhiều khả năng chịu tổn thất về kinh tế nếu gia nhập EAFF hay bất cứ liên đoàn bóng đá nào khác.
"Theo tôi, tham gia AFF là đúng nhất. Về mặt địa lý, chúng ta thuộc khu vực Đông Nam Á. Về mặt văn hóa, chúng ta có nét tương đồng với với Malaysia, Thái Lan, Singapore", chuyên gia của bóng đá Indonesia nói thêm.
CNN Indonesia đánh giá việc PSSI muốn gia nhập EAFF là do AFF phản ứng chậm khi Indonesia đâm khiếu nại liên quan đến trận hòa 1-1 giữa U19 Việt Nam và Thái Lan ở vòng bảng giải U19 Đông Nam Á 2022. PSSI cho rằng U19 Việt Nam và Thái Lan đã không thi đấu hết mình, bắt tay nhau để loại sớm U19 Indonesia. Điều này cũng khiến người hâm mộ xứ vạn đảo tức giận.