Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyên gia: Có kiểu mua trái phiếu chỉ nhìn tên doanh nghiệp

Các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp nên xem xét kỹ lưỡng nhiều khía cạnh nội tại, lãi suất, tài sản đảm bảo... chứ không chỉ nhìn vào thương hiệu.

Nhà đầu tư chứng khoán đang trải qua giai đoạn khó khăn khi liên tiếp đón nhận những thông tin tiêu cực như bắt tạm giam cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng.

Trong đó câu chuyện 9 lô trái phiếu trị giá trên 10.000 tỷ đồng của Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị yêu cầu hủy bỏ cho thấy những hệ lụy từ trái phiếu đã xuất hiện và Nhà nước đang siết lại dòng tiền, lành mạnh hóa kênh huy động vốn này.

Mua trái phiếu kiểu nhìn tên

Phó giám đốc SSI Research Phạm Lưu Hưng chia sẻ rằng thị trường đang có những doanh nghiệp huy động bằng trái phiếu với cam kết lãi suất rất cao, có trường hợp lên gần 20%/năm.

Tuy nhiên, số liệu từ SSI Research cho thấy hơn phân nửa trong số trái phiếu đó đều không có tài sản đảm bảo hoặc chỉ đảm bảo một phần bằng cổ phiếu.

Trai phieu,  kinh nghiem dau tu,  huy dong von anh 1

Phó giám đốc SSI Research Phạm Lưu Hưng.

Vị chuyên gia đánh giá trái phiếu đảm bảo bằng cổ phiếu cũng rất rủi ro. Khi doanh nghiệp gặp phải khủng hoảng hay vấn đề tiêu cực thì giá trị tài sản đảm bảo bằng cổ phiếu sẽ giảm rất mạnh và không tốt bằng các tài sản đảm bảo khác.

"Trong thực tế nếu tài sản đảm bảo là cổ phiếu, các bên tư vấn sẽ yêu cầu số lượng cổ phiếu thế chấp rất lớn để đảm bảo được rủi ro. Tuy nhiên điều này cũng không đồng nghĩa rủi ro hoàn toàn biến mất, bởi khi cổ phiếu giảm quá mạnh thì giá trị tài sản trước đó dù gấp 3-5 lần khoản vay vẫn có thể giảm đến mất thanh khoản", ông lo ngại.

Với vấn đề lãi suất một số lô trái phiếu rất cao đến 15-20%, ông Hưng cho rằng khi rủi ro cao thì mức lãi suất phải cao tương ứng để bù đắp cho rủi ro đó.

Ngoài ra một số doanh nghiệp khát vốn thì khi huy động sẽ thường đưa ra mức lãi suất cao nhằm làm cho nhà đầu tư thích thú hơn và "quên" đi chất lượng tài sản đảm bảo.

Bên cạnh yếu tố lãi suất và tài sản đảm bảo, chuyên gia SSI Research còn nhận thấy nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu vẫn có những cảm tính nhất định.

"Khi đầu tư trái phiếu thì không nên có kiểu dựa vào tên của doanh nghiệp thấy quen thuộc và nổi tiếng do quảng cáo rồi nghĩ rằng họ sẽ không bao giờ gặp rủi ro, ít nhất là một năm tới nên cứ mua đi rồi bán. Nhiều nhà đầu tư mua trái phiếu chỉ nhìn tên doanh nghiệp, đấy là kiểu đầu tư rất rủi ro", ông khuyến nghị.

Vị chuyên gia nhấn mạnh thị trường rái phiếu còn phức tạp hơn thị trường cổ phiếu, bởi khả năng tiếp cận thông tin tài chính khá mù mờ và khó phân tích. Đối với nhà đầu tư cá nhân thì rủi ro thị trường trái phiếu lớn hơn rất nhiều so với đầu tư cổ phiếu.

Khó có rủi ro lan rộng

Bà Nguyễn Xuân Quỳnh, Giám đốc đầu tư Công ty Quản lý quỹ SSI chia sẻ kinh nghiệm đầu tư trái phiếu thì phải biết doanh nghiệp hoạt động thế nào, dòng tiền, sức khỏe tài chính và xếp hạng tín nhiệm ra sao?

Nhà đầu tư cũng phải cân nhắc nhiều đến tài sản đảm bảo, cũng như chú ý về điều khoản cam kết mua lại của tổ chức phát hành bởi đó là yếu tố phản ánh doanh nghiệp có ý chí trả nợ và dòng tiền khỏe mạnh.

"Thường nên tập trung vào các trái phiếu niêm yết hoặc trái phiếu phát hành ra công chúng thay vì chỉ nhìn vào phát hành riêng lẻ của các tổ chức chưa niêm yết thì rất rủi ro" vị chuyên gia nói thêm.

Bà Quỳnh nhắc lại thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã tăng trưởng rất nóng trong 5 năm vừa qua với mức bình quân 46%/năm. Do vậy, Chính phủ cần có những chính sách thắt chặt hơn để đảm bảo sự phát triển minh bạch và bảo vệ nhà đầu tư.

GIÁ TRỊ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP
Theo số liệu VBMA
NhãnNăm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 20213T/2022
Giá trị phát hành Tỷ đồng 11320915479532476446257565800939694

Nhắc về một số doanh nghiệp sai phạm gần đây, vị giám đốc tin rằng Chính phủ sẽ có những khoanh vùng nhất định để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư và không để ảnh hưởng quá nhiều đến các tổ chức tín dụng liên quan.

"Rủi ro lan rộng hay tác động domino là khó xảy ra. Việc vi phạm chỉ diễn ra trong một nhóm công ty bất động sản và các ngân hàng sẽ có cách xử lý liên quan đến tài sản đảm bảo cũng như khoanh vùng khoản nợ", bà nói thêm.

Còn ở cấp quản lý, Ngân hàng Nhà nước cũng có những biện pháp quản lý cho vay bất động sản như Thông tư 16 kiểm soát việc đầu tư trái phiếu bất động sản nói riêng và trái phiếu doanh nghiệp nói chung tại các tổ chức tín dụng.

Bà Quỳnh nhận thấy các chính sách đang hoàn thiện và có các biện pháp quản lý hiệu quả hơn. Bản thân phần nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng cũng đang có xu hướng giảm xuống.

Đồng quan điểm, ông Phạm Lưu Hưng tin rằng các ngân hàng chủ yếu đứng ở vai trò cung cấp dịch vụ cho nghiệp vụ phát hành trái phiếu giữa tổ chức và nhà đầu tư, nên rủi ro của họ rất thấp.

"Dĩ nhiên là khi doanh nghiệp bất động sản gặp vấn đề thật - một ngành rất lớn trong nền kinh tế thì các ngân hàng có thể bị ảnh hưởng về lâu dài chứ còn ngắn hạn thì không đáng kể", ông nói.

Chưa kể quy mô của trái phiếu doanh nghiệp dù tăng rất nhanh 46%/năm nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với quy mô tín dụng toàn ngành ngân hàng.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp gần đây bắt đầu xuất hiện những sai phạm ngày càng lớn. Cuối năm ngoái UBCKNN đã xử phạt vi phạm hành chính đối với VsetGroup và Apec Group do không nộp hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu, đồng thời buộc thu hồi trái phiếu đã chào bán, hoàn trả cho nhà đầu tư.

Mới đây, toàn bộ 9 lô trái phiếu phát hành của nhóm Tân Hoàng Minh đã bị hủy bỏ do có hành vi công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin trong hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Đồng thời Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trái phiếu doanh nghiệp bùng nổ loạt cái tên mới

Nhiều công ty bất động sản đổ xô phát hành trái phiếu, tuy nhiên phần lớn đến từ các doanh nghiệp chưa niêm yết, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.

Bạn có thể quan tâm