Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Chuyện gì đang xảy ra tại BBC

Quyết định cắt sóng huyền thoại bóng đá Gary Lineker khiến đài truyền hình quốc gia Anh rơi vào một cuộc tranh luận gay gắt về tính trung lập và độc lập khỏi chính trị.

BBC sa thai Gary Lineker anh 1

Là người dẫn chương trình được trả lương cao nhất tại BBC, Gary Lineker chiếm được cảm tình của người hâm mộ với phong cách dẫn dắt cá tính. Ông và hai đồng sự nổi tiếng Ian Wright và Alan Shearer trong nhiều năm đã khẳng định tên tuổi chương trình “Match of the Day” thảo luận về các trận đấu Ngoại hạng Anh.

Nhưng sau khi bị nhà đài sa thải, ông Lineker đã tuyên bố “không trở lại BBC” và nhiều khả năng sẽ không rút lại lời nói.

Ngay sau đó, cựu danh thủ Ian Wright và Alan Shearer tuyên bố rút khỏi chương trình. Hai chương trình có tiếng khác là Football Focus và Total Score cũng phải hủy sóng vì tất cả người dẫn chương trình đều rút lui để ủng hộ ông Lineker, theo CNN.

Cơn ác mộng của BBC chưa chấm dứt. Các đội bóng tại Ngoại hạng Anh đều từ chối phỏng vấn, nói chuyện với đài BBC trước và sau trận đấu. Hiệp hội Cầu thủ Chuyên nghiệp Anh ngày 11/3 thông báo “các cầu thủ thi đấu vào các trận đấu ngày hôm nay sẽ không được tham gia các cuộc phỏng vấn với Match of the Day”.

BBC sa thai Gary Lineker anh 2

Một người ủng hộ Gary Lineker bên ngoài nhà ông tại London. Ảnh: Reuters.

Tranh cãi về trung lập

Khi tiếp quản BBC vào năm 2020, Tổng giám đốc Tim Davie tuyên bố nguyên tắc của mình là “trung lập”.

Là đài truyền hình công cộng của Anh, BBC bị ràng buộc bởi “sự trung lập”. Thuật ngữ này được BBC định nghĩa là nắm giữ “quyền lực để giải trình một cách nhất quán”, trong khi “không cho phép bản thân được sử dụng để vận động thay đổi chính sách công”.

Nhưng cơ quan truyền thông này thường vấp phải sự chỉ trích từ cả đảng Bảo thủ và Công đảng về mức độ trung lập thực sự.

“Trời ơi, điều này thật khủng khiếp”, ông Lineker viết trên Twitter phản ứng với một video được Bộ Nội vụ Anh đăng tải để công bố chính sách mới.

“Chúng ta tiếp nhận ít người tị nạn hơn nhiều so với các nước châu Âu lớn khác. Đây chỉ là một chính sách rất tàn nhẫn nhắm vào những người dễ tổn thương nhất bằng ngôn ngữ không khác gì Đức sử dụng trong những năm 1930”, ông viết ngày 7/3.

Chính sách mới của chính phủ Anh sẽ ngăn chặn thuyền di cư băng qua eo biển Manche, kéo theo sự chỉ trích từ Liên Hợp Quốc và các cơ quan toàn cầu.

Phát ngôn viên của ông Sunak gọi những bình luận của ông Lineker là “không thể chấp nhận được”. Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman nói rằng nó có ý nghĩa “xúc phạm”.

BBC sa thai Gary Lineker anh 3

Ông Lineker (thứ 3, hàng trên cùng) trong trận đấu giữa Leicester City và Chelsea ngày 11/3. Ảnh: Reuters.

Ông Lineker bị miễn lên sóng trong tuần này sau khi BBC ngày 10/3 cho biết các bài viết của ông vi phạm các nguyên tắc của nhà đài, đặc biệt là cam kết đối với nguyên tắc “trung lập”.

“Các hoạt động bên ngoài và bình luận công khai, ví dụ như trên mạng xã hội, của nhân viên, người dẫn chương trình và những người đóng góp vào nội dung của BBC cũng có thể ảnh hưởng đến nhận thức về tính trung lập của BBC”, cơ quan này viết trong bộ quy tắc. Rất có thể BBC dựa trên nguyên tắc này để đình chỉ ông Lineker.

Công đảng đối lập và các nhà bình luận truyền thông cáo buộc BBC đã cố gắng bịt miệng ông Lineker.

Đáng chú ý, đâu không phải lần đầu tiên các tweet mang tính chính trị của ông Lineker vấp phải tranh cãi. Nhưng ông chưa bao giờ bị đài truyền hình cấm sóng.

Năm 2016 và 2018, BBC đã bảo vệ người dẫn chương trình Match of the Day khi ông nói về trẻ em di cư và Brexit. Cơ quan truyền thông này cho rằng ông Lineker là một người dẫn chương trình tự do, sử dụng một tài khoản Twitter cá nhân. Các quy tắc nghiêm ngặt đối với các nhà báo không áp dụng hoàn toàn cho những người dẫn chương trình thể thao.

BBC khi đó nhận định rằng nguy cơ ảnh hưởng đến tính trung lập “thấp hơn khi một cá nhân bày tỏ quan điểm công khai về một lĩnh vực không liên quan, ví dụ một người dẫn chương trình thể thao hoặc khoa học bày tỏ quan điểm chính trị hoặc nghệ thuật”.

Nhưng kể từ đó, các quy tắc về hành vi ứng xử đã được thắt chặt. Bộ hướng dẫn về mạng xã hội đòi hỏi những người dẫn chương trình uy tín có “trách nhiệm bổ sung”.

BBC sa thai Gary Lineker anh 4

Một người hâm mộ chụp ảnh với ông Lineker trên sân vận động King Power. Ảnh: Reuters.

Câu hỏi đặt ra là liệu các quy tắc đang được áp dụng một cách công bằng. Nhiều người dùng Twitter tranh cãi về việc những người dẫn chương trình đã đi quá xa hay không.

“Tôi không có vấn đề gì với Gary Lineker. Ông ấy là một người dẫn chương trình thể thao, chứ không phải một nhà báo của BBC. Những người theo dõi Lineker muốn biết ông ấy nghĩ gì”, nhà báo Piers Morgan nói trên truyền hình.

Những người ủng hộ ông Lineker lập luận rằng ông phàn nàn cách sử dụng ngôn ngữ của chính phủ Anh, chứ không chỉ trích chính sách.

“Thực tế là phát ngôn của Lineker đã vi phạm nguyên tắc của BBC, dù chúng ta có đồng ý với quyết định họ hay không. Ông ấy cũng được trả lương bởi BBC”, một người dùng phản đối trên Twitter.

Bài toán khó với BBC

Đối với BBC, câu chuyện Gary Lineker là về tính trung lập, nhưng tự do phát ngôn đối với nhiều người khác.

Trong một cuộc phỏng vấn với BBC News, ông Tim Davie đáp lại rằng ông đang “lắng nghe” và gợi ý có thể giải quyết vấn đề bằng cách xem lại các hướng dẫn ứng xử.

Ông Tim Davie cũng được hỏi liệu ông nên từ chức vì cuộc khủng hoảng lần này hay không.

“Không”, ông trả lời.

“Thành thật mà nói, tôi không tin rằng đây không phải là về quan điểm chính trị cánh hữu hay tả. BBC luôn dẫn đầu về tranh luận dân chủ, tự do ngôn luận, nhưng cùng với đó là nhu cầu tạo ra một tổ chức trung lập”.

Ông Davie khẳng định không hối hận về cách xử lý tình huống. Ông hy vọng tìm được sự cân bằng cho phép một số người dẫn chương trình bày tỏ ý kiến, đồng thời duy trì tính trung lập của BBC.

BBC sa thai Gary Lineker anh 5

Người hâm mộ Leicester City giơ biển ủng hộ cựu cầu thủ Gary Lineker. Ảnh: Reuters.

Nhưng các chương trình quen thuộc, cố định hàng tuần trong lịch truyền hình bất ngờ bị thay đổi là bằng chứng về một cuộc khủng hoảng quy mô lớn BBC đang vướng phải, vượt qua cuộc tranh cãi chính trị trên Twitter.

Ông Greg Dyke, cựu tổng giám đốc BBC từ chức năm 2004 vì tranh cãi với chính phủ Công đảng, cho rằng quyết định đình chỉ Gary Lineker khiến tập đoàn truyền thông giống như đang cúi đầu trước áp lực từ chính phủ đảng Bảo thủ.

BBC muốn giải quyết vấn đề càng nhanh càng tốt, tránh cuộc tranh cãi biến thành khủng hoảng.

Nhưng việc ông Lineker có 8,7 triệu người theo dõi trên Twitter và không có dấu hiệu đồng ý im lặng cho thấy vấn đề khó giải quyết như thế nào. Tin tức về Gary Lineker thậm chí chiếm sóng hoàn toàn trên truyền thông xã hội, lấn át chính sách gây tranh cãi.

Thủ tướng Rishi Sunak đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 11/3 để bảo vệ chính sách di cư. Ông hy vọng BBC và ông Lineker có thể giải quyết những bất đồng một cách kịp thời.

“Đó là vấn đề của họ, không phải của chính phủ”, ông Sunak nói.

Vụ Lineker khiến BBC phải đưa ra lời xin lỗi khi các chương trình bị hủy hoặc cắt giảm.

Match of the Day hầu như không còn ai để lên sóng. Chương trình hôm 11/3 trên kênh BBC One bị cắt dung lượng xuống chỉ còn 20 phút, được phát sóng mà không có người dẫn và sự tham gia của các bình luận viên.

Các chương trình bóng đá hôm 12/3 của BBC cũng phải giảm dung lượng phát sóng, bao gồm Match of the Day 2 và Super League nữ.

Chủ quyền quốc gia của Liên minh châu Âu

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Chủ quyền quốc gia trong quá trình hội nhập của Liên minh châu Âu" được xuất bản năm 2019. Sách đã nghiên cứu quá trình chuyển giao chủ quyền quốc gia trong quá trình hội nhập vào EU, đồng thời gợi mở bài học kinh nghiệm cho Việt Nam mang ý nghĩa về lý luận cũng như thực tiễn trong quá trình hội nhập vào khu vực và toàn cầu.

BBC rơi vào khủng hoảng vì sa thải MC bóng đá nổi tiếng nhất

Gary Lineker, người dẫn chương trình được trả lương cao nhất tại BBC, đã bị chính tập đoàn truyền thông này sa thải vì chỉ trích chính phủ Anh trên Twitter.

Dòng chữ bí ẩn trên nóc bệnh viện Anh

Một dòng chữ “Sớm khỏe lại” khổng lồ đã được một nghệ sĩ bí ẩn viết trên mái một bệnh viện tại Sheffield, Anh, BBC đưa tin hôm 11/3.

Tuấn Đạt

Bạn có thể quan tâm