Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyện của những người phải làm việc trong ngày Tết

Giống như nhiều nơi ở châu Á, Tết Âm lịch là dịp để người Hong Kong nghỉ ngơi và dành thời gian cho gia đình. Tuy nhiên, một số người vẫn làm việc trong suốt những ngày lễ.

Alice Mak (trái) luôn bận rộn với công việc của cộng đồng tại khu vực Tân Giới Tây. Ảnh: Michelle Fung.

Vào đêm giao thừa, mọi người khi tới hội chợ thường niên tại Công viên Victoria ở Hong Kong sẽ thấy một người phụ nữ trung niên đang tất bật giữa những gian hàng. Đó là Alice Mak Mei Kuen, một thành viên của cơ quan lập pháp xứ cảng thơm.

Theo South China Morning Post, 21 năm qua, lịch làm việc của Alice chưa bao giờ trống trong những ngày Tết âm lịch. Việc mà bà làm là cố gắng đem tới những điều tốt nhất cho những người sống tại khu Tân Giới Tây (Hong Kong). Đối với Alice, cộng đồng nơi đây giống như một gia đình thứ hai.

Khi nói về gia đình, bà chia sẻ: "Tôi đã rất may mắn khi có một gia đình luôn bên cạnh và ủng hộ. Mọi người chưa bao giờ phàn nàn về chuyện tôi làm việc vào cả những ngày nghỉ lễ".

Alice cho hay, theo lịch trình, vào ngày đầu tiên của năm mới, bà sẽ tới khu vực mà bà quản lý để chúc tết và tặng quà những cư dân ở đó. Người phụ nữ hy vọng bà sẽ hoàn thành sớm công việc vào buổi sáng để có thể sum họp với gia đình vào buổi chiều.

"Một trong những điều khiến tôi suy tư nhất chính là việc không thể tới thăm người anh đang sống tại Singapore bởi Hội đồng Lập pháp sẽ họp vào hôm mùng 5 Tết", Alice nói.

Ha King Man rất tự hào về công việc truyền thống của gia đình. Ảnh: KY Cheng.

Đêm Giao thừa là thời điểm bắt đầu của 16 ngày bận rộn đối với Ha King Man, người đứng đầu một đoàn múa lân tại Hong Kong. Nhiều câu lạc bộ, khách sạn, nhà hàng đã mời đoàn của Ha biểu diễn trong dịp Tết. Công việc của anh và những người trong đoàn là đội những đầu sư tử 3 kg và nhảy, múa. Năm nay, khoảng 180 buổi biểu diễn đang chờ đón họ trong suốt những ngày đầu của năm mới.

Mùng một là ngày dài nhất đối với đoàn múa lân. "Công việc bắt đầu vào lúc 6h sáng. Trong suốt cả ngày, đoàn chúng tôi chia thành 5 nhóm để biểu diễn tại các khách sạn dọc thành phố. Buổi tối, các nhóm sẽ tham gia vào sự kiện thường niên diễn ra tại khu Tsim Sha Tsui. Nếu may mắn, chúng tôi có thể kết thúc ngày làm việc vào lúc 1h sáng hôm sau", Ha nói.

Ha cho biết, anh lớn lên trong một gia đình múa lân truyền thống và anh rất tự hào bởi công việc mà anh theo đuổi có thể khiến nhiều người vui vẻ và hạnh phúc. Tuy nhiên, vì đặc thù của công việc nên gia đình anh khó có thể đón một cái Tết trọn vẹn theo đúng ý nghĩa.

Tsang Chiu Lit là bếp trưởng tại nhà hàng Ming Court. Ảnh: Paul Yeung

Mango Tsang Chiu Lit là bếp trưởng tại nhà hàng Ming Court, một nhà hàng Trung Quốc trong khách sạn Langham Place. Suốt 40 năm qua, ông luôn làm việc trong những ngày Tết. Vào ngày đầu tiên của năm mới, ông và các đồng nghiệp sẽ phục vụ những món ăn mang ý nghĩa tốt lành cho khoảng 400 thực khách.

"Lượng công việc khá lớn và tôi luôn phải chắc chắn rằng mọi thực khách đều hài lòng với các món ăn và thái độ phục vụ của chúng tôi", Tsang nói.

Không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán rộn ràng ở các nước

Người dân các nước châu Á hối hả mua sắm để trang trí nhà cửa trong năm mới.

Peter Chan Chun Wai là một y tá thuộc khoa nội tại Bệnh viện Eastern, Hong Kong. Theo kinh nghiệm của anh, trong những dịp lễ, lượng bệnh nhân trong khoa tăng đột biến, đặc biệt là mùng 3 Tết.

"Lượng đồ ăn và thức uống nạp vào cơ thể suốt hai ngày Tết có thể khiến nhiều người gặp vấn đề về sức khỏe như sưng phổi và khó thở. Công việc trong bệnh viện rất vất vả. Hai y tá trực đêm phải chăm sóc cho khoảng 50 bệnh nhân trong khoa. Tôi hy vọng tình trạng của mọi bệnh nhân đều tốt. Như vậy, việc trực đêm của chúng tôi sẽ nhẹ nhàng hơn ", Chan nói.

Khi kể về gia đình, chàng y tá 26 tuổi cho biết, bố của anh là một người lái xe điện. Ông rất quan tâm tới gia đình, đặc biệt là những đứa trẻ. Tuy nhiên, bữa cơm sum họp của gia đình năm nay phải tạm hoãn bởi bố anh cũng phải làm việc trong những ngày Tết. Do đó, Chan sẽ tới thăm bà.

"Trước đây, khi còn khỏe, bà tôi hay chuẩn bị các món ăn theo phong cách Triều Châu trong những ngày Tết", Chan nói.

Cuộc 'đại di dân' ở Trung Quốc bắt đầu

Từ ngày 9/2, cuộc “di dân” lớn nhất thế giới ở Trung Quốc bước vào cao điểm khi hàng trăm triệu lao động nhập cư bắt đầu hành trình trở về quê đoàn tụ gia đình vào dịp Tết âm lịch.

Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm