Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chứng khoán quay đầu giảm

VN-Index mất chuỗi tăng khi nhiều cổ phiếu bắt đầu được chốt lời ồ ạt. Chỉ số chính lùi nhẹ hơn 1 điểm nhưng vẫn trụ vững trên mốc 1.280 điểm.

VN-Index mất chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp và đang dừng ở mốc 1.282 điểm. Ảnh: Phương Lâm.

Với việc tiến lên một trong những mốc kháng cự khó chinh phục nhất thời gian qua là 1.280 điểm, tình trạng giằng co ngày càng hiện diện rõ trong các phiên giao dịch gần đây.

Trước khi bước vào phiên 22/8, VN-Index đã trải qua 4 phiên hồi phục ổn định, qua đó thu về hơn 60 điểm. Do đó, sự xuất hiện của áp lực chốt lời là không thể tránh khỏi.

Dù thay nhau chiếm ưu thế trên thị trường, giao dịch của cả 2 phe mua và bán không quá sôi nổi mà nghiêng về hướng thận trọng hơn. Trong khi phe cầm tiền chờ đợi thị trường điều chỉnh sau quãng tăng dài để có vị thế nhập cuộc hợp lý, phe giữ hàng lại e ngại sự tham gia của dòng tiền lớn.

Tình trạng này cũng khiến thanh khoản toàn sàn rơi xuống 17.400 tỷ đồng, giảm 25% so với phiên hôm qua.

Sự phân hóa rõ ràng hơn trên bảng điện tử. 3 sàn giao dịch ghi nhận tổng cộng 352 mã tăng (gồm 23 mã tăng trần), 865 mã giữ tham chiếu và 389 mã giảm.

Kết phiên, VN-Index quay đầu giảm 1,27 điểm (-0,1%) xuống 1.282,78 điểm; HNX-Index tăng 0,06 điểm (+0,02%) lên 238,47 điểm; UPCoM-Index tăng 0,01 điểm (+0,01%).

Dù chứng kiến 12 mã tăng, 4 mã giữ tham chiếu và 14 mã giảm, chỉ số đại diện rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 vẫn giữ được sắc xanh và nhích nhẹ lên mốc 1.318 điểm.

chung khoan hom nay anh 1

VN-Index chững lại khi áp lực chốt lời tăng cao. Ảnh: TradingView.

Phiên hôm nay, cổ phiếu ngân hàng vẫn có đóng góp lớn trong việc làm trụ đỡ thị trường với SSB (+4,9%), TCB (+1,6%), CTG (+1,2%), LPB (+0,5%) và VIB (+0,8%). Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ từ VRE (+4,2%), MSN (+0,7%), NVL (+2,4%), FPT (+0,2%), CMG (+4%),

Trái ngược, vẫn có một số cổ phiếu ngân hàng như VCB (-0,4%), MBB (-1,4%), BID (-0,6%), EIB (-1,6%) xuất hiện trong nhóm rung lắc chỉ số. Bên cạnh đó là các mã trụ như HPG (-1,5%), VNM (-1,5%), GVR (-1,3%), GAS (-0,6%), VIC (-0,7%), SAB (-0,7%).

Trong khi nhóm ngân hàng phân hóa, các cổ phiếu chứng khoán vốn hóa lớn lại có diễn biến khá đồng thuận, điển hình như SSI (+0,1%), VND (+0,3%), VCI (+0,5%), HSC (+1,8%), SHS (+1,2%), FTS (+0,8%), MBS (+1%).

Sau phiên hồi phục mạnh, nhóm nguyên vật liệu, đặc biệt là thép, bị chốt lời dữ dội với HPG (-1,5%), HSG (-1,4%), NKG (-1,3%)

Tương tự, nhóm vận tải hàng hóa, xây dựng cũng có diễn biến tiêu cực khi hàng loạt mã như GMD (-0,6%), CTD (-1,5%), VCG (-1,8%), VTP (-0,6%), PVT (-0,3%), HHV (-1,6%), CII (-1,5%) cùng đỏ lửa.

Khối ngoại có phiên bán ròng mạnh nhất hơn 2 tuần qua với quy mô 564 tỷ đồng, chủ yếu tập trung tại các mã thép như HPG (-245 tỷ đồng) và HSG (-121 tỷ đồng).

Mặt khác, cổ phiếu FPT tiếp tục đứng đầu danh sách gom vào với 138 tỷ đồng, kế đó là 2 mã ngân hàng VCB (+50 tỷ đồng) và STB (+46 tỷ đồng).

Cổ phiếu chủ chuỗi Long Châu, FPT Shop lập đỉnh lịch sử

Trong ngày VN-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp, cổ phiếu FRT của "đại gia" bán lẻ FPT Retail bất ngờ đón dòng tiền lớn, tăng 6,8% lên đỉnh lịch sử 188.000 đồng/đơn vị.

Cổ phiếu bất động sản kéo thị trường 3 phiên liên tiếp

Sau quãng thời gian dài điều chỉnh, nhiều cổ phiếu bất động sản đang hồi phục mạnh mẽ với biên độ tăng lớn, đóng góp không nhỏ vào đà tăng của chỉ số chung.

Cổ phiếu PNJ 'cháy hàng', tăng lên mức cao kỷ lục

Cổ phiếu của đại gia kinh doanh vàng bạc đá quý có phiên tăng kịch trần, qua đó tiến lên mốc cao lịch sử là 104.900 đồng/đơn vị.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm