Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chứng khoán đang hấp dẫn với nhà đầu tư dài hạn

Đây là nhận định của Công ty CP Chứng khoán VNDirect trong báo cáo chiến lược thị trường tháng 5/2022.

Tính đến ngày 25/4, hệ số P/E 12 tháng của VN-Index là 14,7 lần, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2020, đồng thời giảm 15,2% so với mức đỉnh từ đầu năm.

VNDirect kỳ vọng lợi nhuận thị trường sẽ tăng trưởng 23% so với cùng kỳ và 19% trong năm 2022, 2023. Do đó, việc hệ số P/E dự báo cho hai năm 2022 (12,3 lần) và 2023 (10,5 lần) thấp hơn nhiều so với mức trung bình 3 năm trở lại đây là 16,2 lần sẽ là mức định giá thị trường hấp dẫn với những nhà đầu tư dài hạn.

Hiệu suất tháng 4 kém hiệu quả

Sau khi đóng cửa ở mốc 1.524,7 điểm vào ngày 4/4, VN-Index lao xuống 1.310,9 điểm, tương đương mức giảm 12,1% so với đầu tháng và 12,5% so với đầu năm.

Tương tự, cả hai chỉ số là HNX và UPCoM cũng giảm mạnh lần lượt 28,8% và 11,7% so với đầu năm.

Trước hết, VNDirect nhận định đà bán tháo trên thị trường gần đây xuất phát từ tâm lý tiêu cực sau khi một loạt lãnh đạo tập đoàn lớn bị khởi tố và bắt tạm giam do liên quan đến hành vi thao túng giá cổ phiếu và gian lận trong hoạt động phát hành trái phiếu.

Đồng thời, việc thị trường toàn cầu điều chỉnh do lạm phát, đứt gãy chuỗi cung ứng cũng tác động xấu đến tình hình vĩ mô. Đơn cử, sau khi kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng tại thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số Nasdaq 100 đã giảm 13,3% tính riêng trong tháng 4, Dow Jones giảm 4,9% còn S&P 500 giảm 8,8%.

Thi truong chung khoan trong thang 5 anh 1

Diễn biến của VN-Index từ đầu năm 2022.

Bên cạnh đó, áp lực giải chấp margin lớn đã đè nặng lên thị trường, bao gồm cả những cổ phiếu có cơ bản tốt.

Việt Nam trụ vững trong 3 tháng đầu năm 2022 trong bối cảnh chứng khoán thị trường đi xuống. Tuy nhiên, đà sụt giảm mạnh vừa qua đã đẩy Việt Nam vào nhóm các thị trường chứng khoán diễn biến kém hiệu quả nhất trong tháng 4 và kể từ đầu năm.

Mức giảm tính từ đầu năm của VN-Index thậm chí đứng ngay sau chỉ số MXEF (.-12,7%), chênh lệch 0,02%, nhưng hơn chỉ số liền trước là Kospi của Hàn Quốc những 1,7%.

Dòng tiền chạy khỏi bất động sản

Đáng chú ý, thanh khoản toàn thị trường đã giảm 12% so với tháng trước. Giá trị giao dịch trung bình trên 3 sàn trong tháng chỉ đạt 27.957 tỷ đồng, trong đó thanh khoản của HoSE đạt 23.701 tỷ đồng/phiên (giảm 9% so với đầu tháng), HNX đạt 2.694 tỷ đồng/phiên (giảm 28,1%), UPCoM đạt 1.562 tỷ đồng/phiên (giảm 21,5%).

Giá trị giao dịch bình quân của rổ VN30 trong phiên tăng 3,8% so với tháng trước. Mặt khác, dòng tiền đang chạy khỏi các cổ phiếu vốn hóa trung bình và nhỏ, lần lượt giảm 16,4% và 21,0% so với tháng trước.

Tuy nhiên, giá trị giao dịch của VN30 trong tháng 4 nay thu hẹp còn 37% so với toàn thị trường, thấp hơn nhiều so với mức 48% của năm 2021.

Song song việc nhiều lãnh đạo tập đoàn lớn vướng lao lý, diễn biến này xảy ra trùng thời điểm Ngân hàng Nhà nước siết chặt hoạt động tín dụng bất động sản và chứng khoán.

Thanh khoản của nhóm VN30, VNMID (vốn hóa trung bình), VNSML (vốn hóa nhỏ)
Số liệu tính đến ngày 25/4/2022
NhãnVN30VNMIDVNSML
T3/22 tỷ đồng/phiên 8426110645107
T4/22 tỷ đồng/phiên 874492444032

Bất chấp xu hướng đi xuống của thị trường, nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin (CNTT), bán lẻ, khí đốt và ngân hàng có thanh khoản cải thiện, tăng lần lượt 76%, 69%, 17%, 8% so với tháng trước.

Trong khí đó, dòng tiền đang tháo chạy khỏi nhóm cổ phiếu thép, dầu khí và vật liệu xây dựng. Dòng tiền chảy ra khỏi nhóm bất động sản thậm chí tăng 23% so với tháng trước.

Hầu hết nhóm ngành đều giảm điềm trong tháng 4. Tuy nhiên, nặng nề nhất vẫn phải kể đến cổ phiếu ngành xây dựng khi giá vật liệu gia tăng kéo mức giảm xuống 25%, kế sau đó là cổ phiếu dầu khí, chứng khoán, hóa chất, bất động sản, vật liệu xây dựng…

Ở chiều ngược lại, các nhóm ngành phòng thủ bao gồm thực phẩm đồ uống, bán lẻ, nước và khí đốt, bảo hiểm, CNTT, sản xuất thực phẩm có mức giảm nhẹ nhất, đều dưới 10%.

Triển vọng trong tháng 5

Bước sang tháng 5, VNDirect cho biết thị trường sẽ đón nhận một số yếu tố hỗ trợ. Đầu tiên, đơn vị này dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 5,6% trong quý II/2022 so với cùng kỳ, cải thiện từ mức tăng 5% trong quý I.

Về tổng quan, báo cáo kỳ vọng GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 7,1%, xuất phát từ mức nền GDP thấp trong quý III/2021, việc mở cửa lại các dịch vụ không thiết yếu, gói kích thích kinh tế mới được triển khai (gồm giảm thuế VAT, nâng quy mô gói cấp bù lãi suất, giải ngân gói đầu tư cơ sở hạ tầng…), dòng vốn FDI phục hồi sau khi mở cửa đường bay thương mại quốc tế và hoạt động xuất khẩu cải thiện.

Thứ hai, việc phần lớn doanh nghiệp niêm yết công bố kết quả kinh doanh khả quan cho năm 2022 có thể là bước tạo đà tốt cho thị trường chứng khoán.

Tính đến ngày 25/4, 116 doanh nghiệp trên sàn HOSE đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 17,3% và lợi nhuận ròng tăng trưởng 19,4% cho năm 2022. Đối với sàn Hà Nội, 91 doanh nghiệp niêm yết đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 16,8% và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 13,3% cho năm 2022.

Trong đó, những ngành có kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận cao trong năm 2022 gồm bán lẻ, ngân hàng, bất động sản, thủy sản, dệt may…


Tăng trưởng doanh thu Q1/21 (đơn vị %) Tăng trưởng doanh thu Q1/22 (đơn vị %) Tăng trưởng lợi nhuận ròng Q1/21 (đơn vị %) Tăng trưởng lợi nhuận ròng Q4/21 (đơn vị %) Tăng trưởng lợi nhuận ròng Q1/22 (đơn vị %)
Toàn thị trường 12,3 31,5 92,3 14,4 68,1
HoSE 16,2 32,2 87 7,4 77,3
VN30 20,5 41,4 73,3 2,3 91,6
Vốn hóa lớn 15,3 50,3 85,9 15,5 81,3
Vốn hóa vừa 12,7 22,2 137,6 6,5 45,4
Vốn hóa nhỏ -1 16,1 102,1 31,2 23,4

Song song, các công ty niêm yết cũng đưa ra kết quả kinh doanh quý I tích cực trong đại hội đồng cổ đông vừa qua.

Tính đến ngày 27/04, 529 công ty đã công bố kết quả kinh doanh, tương ứng với 30,7% tổng số cổ phiếu và 20,7% tổng vốn hóa toàn thị trường. Theo đó, tổng doanh thu và lợi nhuận của các công ty tăng lần lượt 31,5% và 68,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đặc biệt, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có mức tăng trưởng lợi nhuận quý I/2022 cao hơn 81,3% so với cùng kỳ năm 2021, vượt trội so với nhóm vốn hóa trung bình và nhỏ.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng phải chịu ảnh hưởng từ ngoại cảnh như chiến sự Ukraine hay tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt để chống dịch của Trung Quốc. Những yếu tố này làm suy yếu triển vọng tăng trưởng toàn cầu.

Hiện, các tổ chức nghiên cứu đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 0,5-0,9 điểm % và đang nằm trong khoảng 2,9-3,6%.

Bên cạnh đó, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang thắt chặt chính sách tiền tệ, thu hẹp quy mô bảng cân đối kế toán và tung ra nhiều đợt tăng lãi suất sẽ đè nặng lên tâm lý thị trường, bao gồm cả các thị trường phát triển và mới nổi, cũng như nhà đầu tư.

Cuối cùng, tình trạng lạm phát trong nước cao hơn dự kiến có thể cản trở tăng trưởng và đà phục hồi kinh tế. Ví dụ, giá xăng dầu tăng mạnh cũng là thành tố tạo áp lực lạm phát với Việt Nam, đặc biệt là chỉ số giá giao thông.

VNDirect dự báo CPI bình quân quý II của Việt Nam ở mức 3,1%, cao hơn 1,5 lần so với mức 1,9% quý trước.

Ngoài ra, chính sách tiền tệ bị thắt chặt còn khiến Ngân hàng Nhà nước từ đó có ít dư địa hơn để duy trì hỗ trợ nền kinh tế. Việc đồng USD mạnh lên cũng gây áp lực lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam, dẫn đến nguy cơ rút vốn đầu tư gián tiếp khỏi Việt Nam và gia tăng áp lực lên nợ công.

Vì sao vi phạm chứng khoán ngày càng nhiều?

Quy mô và độ mở thị trường lớn hơn, cùng với các quy định thắt chặt đã làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, các hành vi vi phạm chứng khoán cũng tinh vi hơn. 

Tổng Cục thuế siết chặt thuế kinh doanh, chuyển nhượng BĐS

Tổng Cục thuế vừa có văn bản hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm