Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chứng khoán 11/4: Thị trường rung lắc trước tin CPI Mỹ cao hơn dự báo

VN-Index diễn biến tiêu cực ngay từ thời điểm mở cửa phiên, có thời điểm thiệt hại hơn 10 điểm sau khi Mỹ công bố CPI tháng 3 tăng cao.

VN-Index đi ngang nhờ dòng tiền nhập cuộc vào cuối phiên. Ảnh: ShutterStock.

Thị trường chứng khoán Việt Nam rơi vào trạng thái giao dịch tiêu cực trong phiên 11/4. Mở đầu phiên ATO, VN-Index thậm chí có thời điểm đánh rơi hơn 10 điểm.

Diễn biến này không làm nhiều nhà đầu tư bất ngờ bởi Bộ Lao động Mỹ tối 10/4 cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 0,4% trong tháng 3, cao hơn 3,5% so với một năm trước và nhanh hơn tốc độ 3,2% của tháng 2.

CPI lõi (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng) của Mỹ cũng tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 0,4% so với tháng 2, cao hơn dự đoán lần lượt là 3,7% và 0,3%.

Thị trường chứng khoán Mỹ ngay lập tức lao dốc trước thông tin không mấy vui vẻ này. Các chỉ số chính điển hình như Dow Jones giảm khoảng 422 điểm (-1,09%) xuống 38.461,51; S&P 500 giảm gần 50 điểm (-0,95%) xuống 5.160,64 điểm; trong khi Nasdaq 100 giảm 136,28 (-0,84%) xuống 16.170,36 điểm.

Tâm lý thận trọng theo đó cũng bao phủ toàn thị trường chứng khoán Việt Nam. Thanh khoản tính riêng trên HoSE giảm 4 phiên liên tiếp và lùi về mức 16.544 tỷ đồng.

Dẫu vậy, phe bán chỉ duy trì áp lực trong 2/3 phiên giao dịch và hạ nhiệt vào cuối phiên chiều. Dòng tiền bắt đáy cũng tranh thủ thời điểm này để gom hàng, qua đó tạo điều kiện để kéo VN-Index lên trên tham chiếu.

chung khoan hom nay anh 1

Dòng tiền nhập cuộc muộn vào cuối phiên. Ảnh: TradingView.

Kết phiên, VN-Index vẫn giảm nhẹ 0,36% (-0,03%) xuống 1.258,2 điểm. Trên sàn Hà Nội, 2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index đều lấy lại được sắc xanh khi tăng lần lượt 0,28 điểm (+0,12%) và 0,27 điểm (+0,29%) lên mốc 239,07 điểm và 90,92 điểm.

Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 phân hóa nhẹ với 16 mã giảm, 3 mã giữ tham chiếu và 11 mã tăng. Trong đó, cổ phiếu BID (+1,9%) dẫn đầu nhóm vực dậy chỉ số cùng HPG (+0,8%), FPT (+1%), GVR (+0,8%), DGC (+1,7%), FRT (+3,7%), TCH (+5,9%), MWG (+0,6%).

Nói thêm về HPG, cổ phiếu của “vua thép” Hòa Phát được giao dịch tương đối thuận lợi trong ngày diễn ra ĐHĐCĐ thường niên 2024. Tại cuộc họp hôm nay, tỷ phú Trần Đình Long cũng hé lộ sản lượng bán hàng quý I cải thiện rõ rệt so với cùng kỳ năm ngoái. Tập đoàn vừa thu hẹp lượng nguyên vật liệu tồn kho giá cao, vừa tranh thủ nhập vào lượng nguyên vật liệu giá tốt.

Bên cạnh đó, Hòa Phát ước tính tổng doanh thu quý I đạt 31.000 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, và lãi sau thuế 2.800 tỷ đồng, tăng hơn 7 lần. Như vậy, tập đoàn đã hoàn thành hơn 22% chỉ tiêu doanh thu đề ra và 28% kế hoạch lợi nhuận.

Ở chiều tác động tiêu cực đến chỉ số, cổ phiếu VCB cùng nhiều bluechip khác như TCB (-1,2%), LPB (-2,4%), STB (-0,9%), BCM (-1,6%), MSN (-1%), GAS (-0,5%), VRE (-1,4%), VIC (-0,4%), VJC (-1%) cùng tạo áp lực.

Khối ngoại mua ròng trở lại 185 tỷ đồng trên quy mô toàn thị trường, trong đó gom mạnh VPD (+150 tỷ đồng), TCH (+93 tỷ đồng), SSI (+88 tỷ đồng), MWG (+74 tỷ đồng). Ngược lại, cổ phiếu VHM vẫn bị bán mạnh với giá trị lên đến 233 tỷ đồng, KDC (-86 tỷ đồng), VIC (-74 tỷ đồng).

Chứng khoán 10/3: Cổ phiếu 'họ Vin' gồng gánh chỉ số

Nhiều cổ phiếu lao dốc trước áp lực bán ra vào cuối phiên chiều. Tuy nhiên, các cổ phiếu 'họ Vin' vẫn giữ vững sắc xanh và bảo vệ không để VN-Index trôi quá xa khỏi tham chiếu.

Chủ tịch Trần Đình Long đang rút dần vai trò khỏi Hòa Phát

Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long cho biết đang bàn giao dần công việc và trách nhiệm cho các lãnh đạo kế cận. Hiện ông chỉ tham gia vào các vấn đề như chiến lược, nhân sự cấp cao.

Tỷ phú Trần Đình Long: Ông trời muốn Hòa Phát làm việc khó

Chia sẻ về kế hoạch tương lai, Chủ tịch Trần Đình Long cho biết Hòa Phát sẽ tập trung nghiên cứu, phát triển các sản phẩm khó sản xuất, chứa hàm lượng công nghệ cao.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm