'Chuẩn' mới trên smartphone: Nhận diện vân tay
Mọi công nghệ đều đã sẵn sàng, đây là thời điểm người dùng cần được tiếp cận với các phương thức bảo mật tiện dụng và đảm bảo hơn.
Theo một nghiên cứu gần đây, 44% người dùng cho rằng việc nhập mật khẩu mỗi khi sử dụng điện thoại quá... mất việc trong khi đó 30% thậm chí còn chẳng quan tâm đến vấn đề an ninh di động. Ngạc nhiên hơn nữa, từ 0000 đến 9999 có 10.000 số có 4 chữ số khác nhau được tạo thành, thế nhưng, có đến 3,4 triệu mật khẩu (khoảng 10%) chỉ được đặt đơn giản là ‘1234’.
Cứ 10 mật khẩu thì một mật khẩu được đặt là ‘1234’ , một tỉ lệ đáng giật mình. |
Vài năm trở lại đây, nhận thức về vấn đề riêng tư tăng lên đồng nghĩa việc người dùng cũng yêu cầu một phương thức bảo mật tiện lợi và đỡ tốn thời gian hơn mật khẩu truyền thống. Cách thức tối ưu đang được phát triển đó là sử dụng chính bộ phận của cơ thể người làm mật khẩu. Nhận dạng đặc tính sinh học, hoạt động dưới phương thức tận dụng đặc tính sinh học khác nhau của mỗi cá nhân để chứng minh người dùng là ai, sẽ là chìa khóa tối ưu để giải quyết vấn đề.
Trong thực tế, gần như chắc chắn điện thoại thông minh trong vài năm tới sẽ hỗ trợ ít nhất một trong 3 phương thức bảo mật sau: máy quét dấu vân tay tích hợp vào màn hình, nhận diện khuôn mặt thông qua camera độ nét cao và nhận diện giọng nói dựa vào kho dữ liệu được tổng hợp từ quá trình tiếp xúc với điện thoại của người dùng.
Việc Apple thâu tóm Authentic gần như chắc chắn khẳng định iPhone 5S hoặc iPhone 6 sẽ tích hợp công nghệ bảo mật quét dấu vân tay. |
Tháng Bảy năm ngoái, việc Apple mua lại công ty Authentic Inc đã làm dấy lên rất nhiều tin đồn về việc thế hệ iPhone tiếp theo sẽ tích hợp công nghệ quét dấu vân tay. Samsung Galaxy Nexus đã có chức năng nhận diện khuôn mặt mặc dù nó chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Phụ kiện để phát triển công nghệ quét dấu vân tay hiện đã rất phổ biến trên thị trường trong khi nhận diện giọng nói cũng đã có mặt trong rất nhiều loại dịch vụ. Mọi công nghệ cần thiết đều đã khả dụng.
Nhận diện khuôn mặt và giọng nói chỉ phụ thuộc vào phạm trù phần mềm và các linh kiện như camera hay microphone. Những thế hệ điện thoại tiếp theo với linh kiện bên trong ngày càng được cải tiến chắc chắn sẽ làm các hệ thống tính năng kể trên ngày càng mạnh mẽ và chính xác. Công nghệ quét dấu vân tay cũng đang phát triển nhanh chóng trong vài năm trở lại đây và ít nhất một công ty đã tìm ra giải pháp tối ưu để kết hợp chúng trực tiếp vào màn hình di động. Công nghệ này cũng khai sinh ra một số phương thức tương tác với điện thoại khá thú vị như quét các ngón tay khác nhau để mở các ứng dụng khác nhau.
Đã đến lúc đặt một dấu chấm hết cho mật khẩu truyền thống. |
Mỗi phương thức bảo mật kể trên đều có những điểm yếu và điểm mạnh của riêng mình, nếu kết hợp chúng lại với nhau thì vấn đề an ninh di động sẽ được giải quyết triệt để hơn bao giờ hết.
Điện thoại thông minh, với sự nhỏ gọn và tiện lợi của chúng, đã trở thành một phụ kiện lưu trữ thông tin cá nhân không thể thiếu của con người trong thời đại hiện nay. Đã đến lúc các nhà sản xuất cần phát triển các phương thức bảo mật tốt hơn cho người dùng.
Theo TTVN/Kênh 14