Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

#FORMAT

Chuẩn bị gì khi sếp mời đi ăn

Nhận lời mời dùng bữa cùng cấp trên sẽ không giống một buổi ăn thông thường với bạn bè, gia đình. Cách hành xử lúc này tác động trực tiếp đến hình ảnh cá nhân của bạn.

chuan bi gi khi sep moi di an anh 1chuan bi gi khi sep moi di an anh 2

Nhận lời mời dùng bữa cùng cấp trên sẽ không giống một buổi ăn thông thường với bạn bè, gia đình. Cách hành xử lúc này tác động trực tiếp đến hình ảnh cá nhân của bạn.

chuan bi gi khi sep moi di an anh 3chuan bi gi khi sep moi di an anh 4
chuan bi gi khi sep moi di an anh 5

Cách hành xử khi dùng bữa cùng cấp trên tác động trực tiếp đến hình ảnh cá nhân của bạn. Ảnh: Los Muerto Crew/Pexels.

Có nên nói chuyện công việc trong bữa ăn?

Có nên chia sẻ quá nhiều về đời sống riêng tư?

Trả lời ra sao khi sếp hỏi về đồng nghiệp?

Lối xử sự của bạn trong bữa ăn này có thể giúp cải thiện, nâng cao danh tiếng nghề nghiệp, hoặc dễ dàng gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh cá nhân của bạn.

Lựa chọn trang phục

Dù tính chất của cuộc hẹn là trang trọng hay bình thường, bạn vẫn cần chú trọng về cách ăn mặc. Ngoài việc đảm bảo gọn gàng và lịch sự, trang phục của bạn nên phù hợp với độ tuổi và phong cách ăn mặc của cấp trên. Bạn có thể chủ động hỏi họ về chủ đề trang phục của buổi hẹn nếu chưa nắm rõ.

Chuẩn bị quà

Nếu bữa ăn được tổ chức ở nhà sếp, bạn nên đem theo một món quà nhỏ phù hợp với phong cách của họ, từ một chai rượu, lốc bia cho đến sách truyện, đĩa nhạc, bó hoa.

Nếu nhà có trẻ em, hãy mang chút đồ ngọt như bánh, kẹo. Hãy đảm bảo rằng món quà không quá đắt đỏ.

Tìm chủ đề trò chuyện

Giữ không khí trò chuyện nhẹ nhàng, vui vẻ. Bạn nên tránh nói về công việc trên bàn ăn, trừ khi cấp trên của bạn chủ động đề cập đến chủ đề đó trước.

Tránh khơi gợi hoặc bị vướng vào các chủ đề gây tranh cãi như chính trị hay tôn giáo. Thay vào đó, hãy tìm hiểu về một số chủ đề thân thiện hơn, chẳng hạn sở thích của sếp, và đề cập về chúng một cách thông minh.

Lưu ý rằng việc cấp trên dùng bữa cùng bạn không đồng nghĩa rằng họ trở thành “bạn thân”. Bạn không nên chia sẻ câu chuyện quá riêng tư của mình, hoặc bàn tán, bình luận về vấn đề cá nhân của sếp. Điều này có thể khiến họ cảm thấy không được tôn trọng và ngược lại.

chuan bi gi khi sep moi di an anh 6

Tránh chia sẻ hay bàn tán về những câu chuyện đời tư, thân mật của mình hay sếp. Ảnh: Cotton Bro/Pexels.

Nói xấu, chỉ trích đồng nghiệp trước mặt sếp cũng không phải ý tưởng hay. Thay vì tỏ ra muốn xây dựng công ty, nó sẽ làm xấu hình ảnh của bạn trong mắt cấp trên.

Ngoài ra, bạn không cần cố gắng thu hút sự chú ý của cấp trên trong trường hợp đang dùng bữa cùng nhiều người khác. Hãy thư giãn, thoải mái và tỏ ra là một người biết lắng nghe trước. Sau đó, quan điểm của bạn sẽ được để tâm hơn khi bạn mở lời.

Mời rượu

Có thể bữa ăn sẽ sử dụng đồ uống có cồn. Tuy nhiên, bạn không cần cố bắt kịp tốc độ uống của họ, đặc biệt nếu sếp là người có tửu lượng cao. Thay vào đó, hãy uống chậm để có thể duy trì buổi chiêu đãi và nhất định không để mình say xỉn.

Bạn nên duy trì tập trung vào nội dung cuộc trò chuyện thay vì để mắt những món ăn hấp dẫn trên bàn tiệc. Hãy để điện thoại ở chế độ rung, đồng thời hạn chế nghe điện thoại và kiểm tra tin nhắn.

Khéo léo từ chối lời mời khi cần thiết

Nếu không muốn nhận lời mời dùng bữa cùng sếp, hãy đảm bảo rằng lý do bạn đưa ra xác thực, thuyết phục và đáng tin cậy. Sau đó, hãy chủ động hẹn lại họ vào một ngày cụ thể khác.

Sếp muốn làm ngoài giờ nhưng nhân viên thì không

Minh Phương bị ám ảnh bởi tiếng chuông thông báo tin nhắn điện thoại. Cô có hàng chục nhóm chat với đối tác, đồng nghiệp, sếp - những người có thể gọi cô bất kể giờ ăn hay ngủ.

Ánh Dương

Bạn có thể quan tâm