Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tạp chí tri thức trực tuyến

Chưa xuất hiện 'cúm lợn' ở Việt Nam

Những người đi từ vùng dịch về Việt Nam, có biểu hiện bất thường về sức khỏe nên cách ly và đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, hỗ trợ khám bệnh.

Chưa xuất hiện ''''cúm lợn'''' ở Việt Nam

Những người đi từ vùng dịch về Việt Nam, có biểu hiện bất thường về sức khỏe nên cách ly và đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, hỗ trợ khám bệnh.

>>Thế giới báo động dịch cúm heo

Chưa xuất hiện

Ông Nguyễn Huy Nga khuyến cáo người dân nên chủ động giữ vệ sinh cá nhân và môi trường để phòng, tránh nhiều dịch bệnh.

Trao đổi với phóng viên ngày 27/4, ông Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, ngay sau khi có thông tin về dịch cúm H1N1 xảy ra ở một số nước trên thế giới, Việt Nam đã tích cực chủ động tiến hành rà soát để có biện pháp phòng, chống, phát hiện sớm nhất bệnh nhân mắc cúm. Hiện tại, ở Việt Nam chưa có bệnh nhân nhiễm cúm H1N1. Tuy nhiên, ông Nga khẳng định, nguy cơ dịch cúm lan vào Việt Nam là có thể vì nước ta cũng giống nhiều quốc gia khác đều có sự giao lưu, qua lại.

Mexico là điểm nóng nhất về dịch bệnh cúm H1N1 này vì đến nay có tới 22 người được xác nhận chết vì cúm lợn trong số 86 trường hợp nghi ngờ đã tử vong. Chính phủ Mexico vừa phát 6 triệu khẩu trang để đối phó với dịch bệnh mà theo các quan chức, nó có thể đã khiến 1.400 người mắc bệnh từ 13/4. Nhiều nước trên thế giới đã xuất hiện bệnh nhân như Mỹ, New Zealand, Tây Ban Nha...

Người dân nên cẩn trọng, bảo vệ sức khỏe chính mình bằng cách vệ sinh cá nhân, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi ăn uống. Các triệu chứng của cúm H1N1 cũng giống như bệnh cúm thông thường bao gồm sốt cao, đau nhức người, ho, đau cổ họng, khó thở và trong một số trường hợp là nôn mửa và tiêu chảy. Đặc biệt, những người đi từ vùng dịch về Việt Nam trong vòng 7 ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng, đau cơ, nhức đầu, rùng mình, và mệt mỏi thì phải báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly, điều trị.

Ông Nga cho biết, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Paster TP HCM có thể tiến hành xét nghiệm được loại virus này. Nhưng hiện tại chưa thử vì nước ta chưa có mẫu thử. Tuy nhiên, trong trường hợp không phân tích được, có những yếu tố nghi ngờ, mẫu bệnh phẩm sẽ gửi mẫu sang các phòng xét nghiệm uy tín ở nước ngoài. Hiện nay, vẫn chưa có minh chứng nào cho thấy cúm lợn có thể lây sang người khi ăn thịt lợn và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn vì vius cúm lợn bị tiêu diệt ở nhiệt độ 70 độ C.

Hiện nay, WHO vẫn đang tiếp tục nghiên cứu phác đồ điều cúm H1N1, virus có nguồn gốc từ virus lợn của Bắc Mỹ, virus lợn của Châu Á, châu Âu và có sự kết hợp với gen của vi rút cúm người, gen của virus cúm gia cầm. Tổ chức này cũng thông báo rằng, vi rút cúm lợn vẫn nhạy cảm với Tamiflu.

Ông Nguyễn Hồng Hà, Phó Viện trưởng Viện Các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia cho biết: Hiện nhiều người dân có ý định đi tiêm vacin cúm để phòng bệnh cúm lợn. Nhưng thực tế, vacin hiện nay chỉ có tác dụng miễn dịch với vi rút cúm A/H1N1 thông thường. Còn với cúm lợn A(H1N1) thì chưa có một bằng chứng nào cho thấy vắc xin phòng cúm thường có tác dụng.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng khẳng định, hiện chưa có vacin phòng bệnh cúm lợn mà chỉ có vắc xin phòng cúm mùa. Và cũng chưa một nghiên cứu nào cho thấy khả năng bảo vệ chéo của vacin cúm mùa đối với cúm lợn.

Phương Mai

Theo Bưu điện Việt Nam

Bạn có thể quan tâm