Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Chưa đặt vấn đề cách ly Hà Nội, TP.HCM'

"Chưa đặt vấn đề cách ly ngay với Hà Nội và TP.HCM vì chưa cần thiết, không nên hoảng loạn", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chia sẻ.

Trả lời về tình hình dịch ở Việt Nam và các giải pháp ứng phó của Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đánh giá mức độ và các biện pháp áp dụng phòng, chống dịch hiện nay cao hơn giai đoạn trước.

Chỉ khoanh vùng nơi có ca nhiễm

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Đà Nẵng đã ngay lập tức áp dụng Chỉ thị 16 trên toàn thành phố khi phát hiện các ca lây nhiễm trong cộng đồng. Những nơi như bệnh viện, nơi có người nhiễm từng đến đều được phong tỏa, còn những người có liên quan đều phải cách ly và khai báo y tế.

Các địa phương khác ngoài Đà Nẵng cũng phải theo dõi người đi từ ổ dịch này về theo tinh thần “đến đâu quây đến đấy”.

Riêng với Hà Nội và TP.HCM, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết chưa đặt vấn đề cách ly ngay vì chưa cần thiết, không nên hoảng loạn.

“Phải xử lý rất khôn khéo chỗ này để thực hiện mục tiêu kép. Như Hà Nội chỉ khoanh vùng những nơi có ca nhiễm, còn mọi hoạt động mua bán vẫn diễn ra bình thường”, ông Dũng nêu quan điểm.

"Dịch phức tạp hơn lần trước"

Theo Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, dịch Covid-19 lần này lây nhiễm rộng hơn, phức tạp hơn vì quay trở lại trong điều kiện người dân rất chủ quan, tập trung rất đông người.

Quan điểm này được Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đưa ra tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 ngày 29/7. Sau khi dịch Covid-19 trở lại ở Đà Nẵng và một số địa phương, Thủ tướng đã chỉ đạo kịp thời, quyết liệt để dập dịch. Tinh thần này cũng được thể hiện ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, ông lưu ý tình hình dịch Covid-19 hiện diễn biến phức tạp và nghiêm trọng.

“Dịch bệnh đang gia tăng ca nhiễm ở Đà Nẵng - nơi được xác định là ổ dịch và đã xuất hiện nhiều hơn ở một số địa phương, đặc biệt là ở 2 đô thị lớn là TP.HCM và Hà Nội”, Phó thủ tướng nói.

Ông dự báo tình hình rất cấp bách, phải rất gấp về thời gian vì đây là giai đoạn đầu tiên, nếu không dịch sẽ tiếp tục lây lan, tăng số ca nhiễm và xuất hiện ở nhiều nơi hơn.

de nghi giam viec dua nguoi nhiem benh tu nuoc ngoai ve anh 1

Bệnh viện Đà Nẵng là một trong những nơi đang bị phong tỏa. Các nhân viên bệnh viện phải luôn mặc trang phục bảo hộ khi làm việc cũng như ra ngoài nhận thuốc và vật tư y tế. Ảnh: Phạm Ngôn.

“Lần này dịch phức tạp hơn lần trước, nguy cơ cao hơn nên không thể chủ quan. Nếu không có biện pháp quyết liệt thì hậu quả sẽ vô cùng lớn, đe dọa tính mạng người dân, hệ thống y tế sẽ quá tải”, Phó thủ tướng cảnh báo.

Đề nghị Ban chỉ đạo quốc gia và Bộ Y tế cần có dự báo, kịch bản cụ thể để phòng, chống dịch giai đoạn này, Phó thủ tướng nhắc lại lần này dịch lây nhiễm rộng hơn, phức tạp hơn vì quay trở lại trong điều kiện người dân rất chủ quan, tập trung rất đông người.

Ông đề nghị Bộ Y tế tăng cường năng lực của ngành y tế để chủ động ứng phó với mọi tình huống như năng lực xét nghiệm, năng lực phòng dịch, năng lực điều trị (chuẩn bị bệnh viện dã chiến, máy thở…).

Yêu cầu các địa phương kích hoạt tất cả các biện pháp để ứng phó với dịch bệnh, để chủ động chứ không bị động, Phó thủ tướng đánh giá địa phương có vai trò rất lớn, nơi nào chủ quan nơi đó sẽ thất bại.

Chặt đứt các đường dây đưa người vượt biên trái phép

Phó thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình nhận định dịch càng lúc càng phức tạp, tuy nhiên, cũng không phải vì vậy mà mất bình tĩnh. “Nếu chúng ta xử lý tốt thì sẽ có kết quả tốt hơn”, Phó thủ tướng nói.

Ông nhấn mạnh phải quyết liệt ngăn chặn dịch theo phương châm bình tĩnh, xử lý một cách chính xác, tập trung ngăn chặn từ bên ngoài, xử lý triệt để từ bên trong cho đến khi trở lại trạng thái bình thường.

“Nếu tập trung làm thì trong 1 tháng có thể trở lại bình thường”, Phó thủ tướng dự báo.

de nghi giam viec dua nguoi nhiem benh tu nuoc ngoai ve anh 2

Nhiều ý kiến lo ngại việc tiếp tục đưa người nhiễm bệnh từ nước ngoài về sẽ khó kiểm soát, gây quá tải. Ảnh: Ngọc Tân.

Đặt vấn đề lo ngại nhất là chưa truy nguồn được F0, Phó thủ tướng cho rằng cần làm tới đâu truy tới đó và phải làm quyết liệt. Bên cạnh đó vẫn phải cảnh giác, đề phòng, chống dịch theo tinh thần thời chiến, nếu không sẽ “trở tay không kịp”.

Coi đây như “trận đánh thứ hai”, Phó thủ tướng cho rằng cần tập trung trang thiết bị y tế như máy thở, chuẩn phác đồ điều trị, ứng dụng các phương pháp thế giới điều trị thành công để điều trị Covid-19. Ngoài ra, phải tiếp tục tuyên truyền, động viên tinh thần, ý chí của nhân dân để vượt qua khó khăn này.

Đặc biệt từ biên giới, Phó thủ tướng yêu cầu quản lý chặt chẽ, không để chỗ nào còn đường dây đưa người trái phép vượt biên vào Việt Nam như thời gian qua.

Thượng tướng Trần Đơn - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - đề cập đến việc Bộ Công an đang điều tra, khởi tố một số đường dây đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Ông đề nghị phải làm tốt hơn để chặt đứt đường dây này, kể cả người Việt hay người nước ngoài vì lợi nhuận mà làm việc này cũng phải truy tố.

‘Vợ cứ bình tĩnh, ở ngoài này đã có tôi' "Vợ tôi bị tiểu đường, đang ở trong khu cách ly. Tôi hay gọi điện động viên bà bình tĩnh, yên tâm", ông Toại (60 tuổi) đưa thuốc cho vợ ở khu cách ly Bệnh viện C Đà Nẵng chia sẻ.

Cả nước bước vào 'cuộc chiến' mới ngăn Covid-19

“Bí thư, chủ tịch các địa phương phải ra tay, hệ thống chính trị phải vào cuộc, người dân phải cảnh giác thực hiện tốt các biện pháp đã được phổ biến”, Thủ tướng chỉ đạo.

Thủ tướng: Phải khống chế tốc độ lây nhiễm Covid-19

Thủ tướng yêu cầu không được tổ chức lễ hội lớn, kể cả tụ tập đông người, tổ chức đám cưới đông người ở những nơi có dịch bệnh để hạn chế lây nhiễm.

Hoài Thu

Bạn có thể quan tâm