Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chữa chứng tự kỷ bằng tắc kè

Việc nuôi một con tắc kè khiến cuộc sống của một cậu bé mắc chứng tự kỷ tại Anh thay đổi ngoạn mục theo hướng tích cực hơn.

Callum Lake, 10 tuổi, sống với bố mẹ và em gái Niamph, 6 tuổi tại thị trấn Hurdsfield, hạt Cheshire, Anh. Các chuyên gia y tế đã theo dõi Callum trong 4 năm và sau đó bác sĩ chẩn đoán cậu bé mắc hội chứng Asperger, một dạng của bệnh tự kỷ. Hội chứng Asperger đã ảnh hưởng đến cách giao tiếp của em với những người khác. Cậu thiếu niên gặp không có khả năng cảm nhận cảm xúc của mọi người và hiểu các tình huống xã hội. Đây là trở ngại cho cậu khi kết bạn ở trường học, Daily Mail đưa tin.

Cậu bé Callum Lake và con thằn lằn Spike. Ảnh: Daily Mail.

Trong những tháng gần đây, bà Karen Beech - mẹ của Callum Lake, cậu bé mắc chứng tự kỷ - nhận thấy những thay đổi lớn trong tính cách của con trai. Bà cho rằng Spike - con tắc kè mà Callum đang chăm sóc - đã tạo ra sự thay đổi đó. 

Karen Beech, 38 tuổi, cũng là đại sứ của Hiệp hội nghiên cứu bệnh tự kỷ quốc gia. Bà cho biết, việc hỗ trợ những người tự kỷ như Callum trong việc chấm dứt cảm giác cô lập phải diễn ra trong thời gian dài.

“Con tôi có một sở thích đặc biệt là quan tâm đến những con khủng long. Vào một ngày, cháu muốn có một con và chúng tôi nghĩ tắc kè dường như là sự lựa chọn thích hợp, vậy nên chúng tôi đã mua Spike cho cháu”, bà kể.

Callum tỏ ra rất thích thú với con tắc kè ngay khi nhận nó và coi Spike là người bạn thân nhất.

“Chăm sóc Spike thật sự thú vị. Cháu cho Spike ăn những con sâu còn mẹ cho nó ăn dế. Cháu còn dậy rất sớm để có thể ăn sáng cùng nó trước khi tới trường”, Callum nói.

Viêc chơi với Spike giúp Callum giữ được bình tĩnh mỗi khi cậu bé cảm thấy lo sợ. Con vật cũng giúp cậu quen với việc trò chuyện với các bạn cùng lớp.

“Spike tuy nhỏ bé nhưng nó có một tác động rất lớn đến cuộc sống của Callum. Chúng tôi cảm thấy rất vui khi nhận thấy cháu tự tin hơn và tự lập hơn rất nhiều”, bà Beech tâm sự.

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Bệnh viện Brest tại Pháp tin rằng, những kỹ năng xã hội của trẻ tự kỷ sẽ cải thiện nếu chúng sở hữu một con vật cưng.

Theo các nhà khoa học, trẻ em mắc chứng tự kỷ có khả năng an ủi người khác tốt hơn và hòa đồng hơn nếu chúng nuôi thú cưng. Hiệu ứng này có thể xảy ra vì việc chăm sóc vật nuôi trong gia đình làm tăng mức độ gắn bó và tính tương tác giữa các thành viên trong xã hội.

Đoàn Hạnh

Bạn có thể quan tâm