Cụ thể, Bộ Công an Trung Quốc vào cuộc thay vì để Công an tỉnh Quảng Châu điều tra.
Cùng ngày, giấy chứng tử được cơ quan chức năng Trung Quốc cấp và chuyển về Việt Nam để gia đình và Công ty Hà Linh tiến hành các thủ tục pháp lý liên quan đến việc điều hành doanh nghiệp.
Bà Hà Linh tại một sự kiện tổ chức tại TP Đà Lạt. |
Bà Hà Mỹ Châu, chị ruột doanh nhân Hà Thúy Linh (thường gọi Hà Linh, 45 tuổi, giám đốc Công ty trà ô long Hà Linh - Đà Lạt, Lâm Đồng) cho biết, cơ quan chức năng Trung Quốc thông báo các thủ tục khám nghiệm tử thi sẽ được thực hiện lại nên chưa thể trả thi thể cho gia đình đưa về, phía Trung Quốc cũng không ấn định ngày trả thi thể bà Hà Linh.
Theo bà Châu, gia đình có yêu cầu mau chóng khám nghiệm tử thi, rồi trao trả thi thể bà Hà Linh cho gia đình lo hậu sự nhưng phía Trung Quốc không đồng ý, cho rằng đây là vụ việc phức tạp, cần phải trưng cầu giám định pháp y trong thời gian dài.
Bà Linh được thông báo tử vong tại Quảng Châu ngày 22/9.
Trao đổi với Tuổi Trẻ về quy trình đưa thi thể công dân Việt Nam tử nạn ở nước ngoài về nước, các công ty bảo hiểm cho biết khá dễ dàng và thuận lợi.
Thông thường, một công dân Việt Nam xuất ngoại có mua bảo hiểm du lịch. Nếu có tai nạn, thương vong, tử vong xảy ra ở nước ngoài đều được hỗ trợ đưa thi thể về Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
Nếu xác định được nguyên nhân tử vong có nằm trong phạm vi bảo hiểm thì thủ tục đưa về rất nhanh.
Theo một chuyên gia bảo hiểm du lịch từng xử lý trường hợp nam công dân Việt Nam đột quỵ và tử vong tại Hong Kong (Trung Quốc), để hoàn tất các thủ tục đưa thi thể công dân về Việt Nam buộc phải có giấy chứng tử, giấy kiểm dịch và kết quả khám nghiệm tử thi xác định nguyên nhân tử vong.