Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chủ tịch WEF: Quốc gia bỏ lỡ chuyến tàu Cách mạng 4.0 sẽ bị tụt hậu

Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới khẳng định Cách mạng Công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng toàn diện, tập trung tạo sự chuyển tiếp thời đại thay vì những kết quả ngắn hạn.

“Chúng ta không thể xem nhẹ tác động của Cách mạng Công nghệ 4.0”, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới Klaus Schwab khẳng định tại cuộc họp báo bên lề Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018) ngày 11/9.

“Cách mạng Công nghệ 4.0 là cuộc cách mạng toàn diện với nhiều công nghệ khác nhau. Các quốc gia bỏ lỡ chuyến tàu Cách mạng Công nghệ 4.0 sẽ bị tụt hậu”, ông Schwab nhận định. 

Chủ tịch WEF khẳng định sự khác biệt của Cách mạng Công nghiệp 4.0 so với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây là sự toàn diện và tốc độ. Theo ông, trong tương lai, "ai làm chủ Cách mạng Công nghiệp 4.0 thì người đó có lợi thế".

WEF ASEAN 2018 anh 1
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF Klaus Schwab tại họp báo về Hội nghị WEF ASEAN hôm 11/9. Ảnh: WEF.

Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng tình với Chủ tịch Schwab rằng Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đang ảnh hưởng đến mọi quốc gia, không nước nào nằm ngoài xu thế này.

“Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang định hình lại thế giới”, Thứ trưởng nêu rõ. “Việt Nam có ưu thế để tận dụng và đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhưng còn đối mặt nhiều khó khăn, thách thức trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, xã hội đến môi trường”.

Sáng 11/9, Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018) bắt đầu những hoạt động đầu tiên với Diễn đàn mở của Hội nghị WEF ASEAN về khởi nghiệp sáng tạo trong Cách mạng công nghiệp 4.0 (ASEAN 4.0 for all). Diễn đàn mở là dịp cho công chúng và đại diện chính phủ cùng thảo luận về sự đột phá công nghệ đang định hình ASEAN 4.0 

Ông Schwab khẳng định đây là Hội nghị lớn nhất WEF từng có trong khu vực và điều này thể hiện tiềm năng của Việt Nam và ASEAN. Ông cho rằng WEF có mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam và Việt Nam có tiềm năng tuyệt vời. WEF luôn tin tưởng và nỗ lực duy trì hệ thống thương mại đa phương.

WEF ASEAN 2018 anh 2
Chủ tịch WEF giới thiệu sách về Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại hội nghị. Ảnh: WEF.

Hội nghị WEF ASEAN là một trong những hoạt động đối ngoại đa phương quan trọng và lớn nhất của Việt Nam trong năm 2018, diễn ra từ ngày 11-13/9 tại thủ đô Hà Nội. Khoảng 1.000 đại biểu quốc tế và trong nước đến tham dự Hội nghị, trong đó có lãnh đạo cấp cao nhiều nước ASEAN và trong khu vực, cũng như lãnh đạo các tập đoàn kinh tế hàng đầu trên thế giới.

Hội nghị dự kiến có khoảng 55 thảo luận, tập trung vào những vấn đề chính phủ, doanh nghiệp và người dân các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, đang quan tâm trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Đại diện của Việt Nam là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cùng 20 Bộ trưởng và Thứ trưởng, trong đó có 5 Phó thủ tướng sẽ tham dự nhiều phiên thảo luận trong khuôn khổ hội nghị.

WEF ASEAN 2018: Cơ hội củng cố và nâng cao vị thế của Việt Nam

Nhân sự kiện VN đăng cai Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (11-13/9) ở Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có bài viết về ý nghĩa và những cơ hội mà WEF ASEAN 2018 mang tới.

Giám đốc WEF châu Á: VN hút đầu tư nhưng thiếu năng lực sáng tạo

Giám đốc khu vực châu Á - TBD của WEF Justin Wood hy vọng qua hội nghị WEF ASEAN, Việt Nam có thể tìm được giải pháp thực tiễn nâng cao năng lực đổi mới, hỗ trợ khởi nghiệp.

Ngọc Hà

Bạn có thể quan tâm