Ngày 30/4, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Thành phố này cũng là nơi cách ly sau khi nhập cảnh của bệnh nhân số 2899 quê Hà Nam - ca F0 vừa gây ra chùm ca nhiễm trong cộng đồng.
Ông Nguyễn Xuân Phúc cho rằng TP Đà Nẵng là một trung tâm du lịch lớn nên lượng khách đến đông. Chính vì vậy, Đà Nẵng và các địa phương như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ... phải sẵn sàng kích hoạt mọi hoạt động để bao vây, dập dịch nếu có ca bệnh xuất hiện trên địa bàn.
Theo Chủ tịch nước, chỉ có khoanh vùng sớm, dập dịch nhanh, phát hiện kịp thời thì mới giải quyết được dịch bệnh. Đây cũng là kinh nghiệm quý mà các nước đã nghiên cứu ở Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Ảnh: Hương Thơm. |
"Hệ thống y tế phải luôn sẵn sàng trong mọi tình huống. Ngành y tế cả nước nói chung và Đà Nẵng nói riêng phải dành hết thời gian, công sức để giữ gìn và ngăn dịch bệnh", ông Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu.
Chủ tịch nước đề nghị ngành y tế phải chủ động các phương án để không xảy ra tình trạng bị động. Đà Nẵng và các địa phương phải lấy phòng, chống dịch làm ưu tiên, kiểm soát nguy cơ lây lan dịch từ bên ngoài, các trung tâm cách ly, khu vực có dịch...
Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho hay dịp lễ 30/4, 1/5 có gần 130.000 du khách đến địa phương. Để bảo đảm an toàn, thành phố đã quyết định dừng tất cả các sự kiện tập trung đông người.
Địa phương luôn thực hiện nghiêm túc quy trình cách ly đối với các ca nhập cảnh. Đà Nẵng cũng có kế hoạch dự trữ sinh phẩm, thiết bị y tế để chuẩn bị cho mọi tình huống trong trường hợp có dịch xảy ra.
Liên quan đến ca bệnh 2899 (trú tỉnh Hà Nam, nhập cảnh từ Nhật Bản và cách ly tại Đà Nẵng), ông Chinh khẳng định ngành Y tế địa phương đã thực hiện nghiêm túc, bệnh nhân cách ly đủ 14 ngày và có 3 lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
Theo quy định, bệnh nhân này sau khi hoàn thành cách ly tại Đà Nẵng phải trở về địa phương và tiếp tục cách ly tại nhà thêm 14 ngày.
"Đà Nẵng đã làm đúng các quy trình, đồng thời đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu và có chỉ đạo chung về việc cách ly 14 ngày tại nhà sau khi hoàn thành cách ly y tế", ông Chinh kiến nghị.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.