Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chủ tịch AVG: 'Nếu VPF xin đàng hoàng thì tôi cho lâu rồi'

“Nếu VPF xin đàng hoàng thì tôi đã cho lâu rồi, đằng này họ lại khăng khăng khẳng định là hợp đồng tôi ký là sai luật. Tôi cứ để họ kiện xem họ làm gì được tôi”, chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ chia sẻ về vấn đề bản quyền truyền hình.

Chủ tịch AVG: 'Nếu VPF xin đàng hoàng thì tôi cho lâu rồi'

“Nếu VPF xin đàng hoàng thì tôi đã cho lâu rồi, đằng này họ lại khăng khăng khẳng định là hợp đồng tôi ký là sai luật. Tôi cứ để họ kiện xem họ làm gì được tôi”, chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ chia sẻ về vấn đề bản quyền truyền hình.

>> AVG chính thức chuyển giao bản quyền truyền hình cho VPF
>> VPF giành được bản quyền truyền hình mà 'không mất một xu'
>> Bầu Đức chi tiền túi trang bị hiện đại cho trọng tài

Cuộc chiến bản quyền truyền hình các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam giữa VPF và AVG đã diễn ra vô cùng căng thẳng, tuy nhiên, ngày hôm qua (23/4), AVG đã bất ngờ giao lại cho VPF mà không đòi một xu. Người hâm mộ không khỏi tò mò tại sao AVG nhượng lại bản hợp đồng mà họ đã tốn rất nhiều công sức và tiền bạc mới ký được với VFF như vậy.

Hiểu được sự tò mò của người hâm mộ, chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ đã lên tiếng giải thích sự việc: “Nếu ngay từ đầu họ xin tôi đàng hoàng thì tôi đã giao lại cho rồi, đâu phải kiện cáo gì. Đằng này họ cứ khăng khăng khẳng định hợp đồng tôi ký với VFF là không đúng luật, thế nên tôi mới không giao. Tôi để họ kiện xem họ làm gì được tôi. Tôi làm để họ thấy tôi không sai luật”.

Bị nói là làm sai luật nên AVG mới "chiến" với VPF

AVG giao lại bản quyền truyền hình V-League, hạng nhất QG và Cup QG cho VPF, giao lại bản quyền truyền hình ĐTQG, các giải trẻ và giải phong trào lại cho VFF. VFF cũng phải trả lại AVG số tiền bản quyền truyền hình 2 năm mà họ đã nhận từ AVG.
AVG nhượng lại bản quyền truyền hình các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam mà không đòi một xu, tuy nhiên, họ đưa ra 2 điều kiện mà VPF phải thực hiện: kiếm được tối thiểu 50 tỷ/năm và giữ nguyên thương quyền truyền hình như AVG đã chia với VTV và VTC.

“Trước khi tôi mua, VFF kiếm đâu ra được cái giá 6 tỷ và lũy tiến 10% mỗi năm. Tuy nhiên, tôi cũng là người yêu bóng đá và sẵn sàng vì bóng đá, thế nên tôi sẵn sàng giao lại cho đơn vị nào có thể làm tốt hơn”, ông Phạm Nhật Vũ chia sẻ.

VPF cho biết đã có không dưới 10 doanh nghiệp lớn xin vào hội đồng bảo trợ bóng đá Việt Nam và VPF sẽ kiếm được không dưới 30 tỷ đồng từ bản quyền truyền hình ngay trong giai đoạn lượt về năm nay.

Lam Anh

Theo Infonet

Lam Anh

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm