Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chủ thuyền tháo mái cabin để qua cầu Bình Lợi

Cầu sắt Bình Lợi sau nhiều lần bị tàu, sà lan gây tai nạn luôn đứng trước nguy cơ bị sập bất cứ lúc nào nếu các cơ quan chức năng chưa có biện pháp ngăn chặn.

Cây cầu nhiều năm tuổi bắc qua sông Sài Gòn là điểm nối của Q.Bình Thạnh và Q.Thủ Đức, TP.HCM. Lâu nay, cây cầu này "nổi tiếng" với các vụ nhảy cầu tự tử và thường bị tàu thuyền, sà lan đâm mỗi khi thủy triều dâng cao.
 Một phần đường nhỏ của cầu dành cho xe máy lưu thông 2 chiều. Trước khi cầu Bình Lợi mới trên đường Phạm Văn Đồng nằm bên cầu sắt này được đưa vào sử dụng, xe máy, xe đạp lưu thông qua cầu rất đông, tình trạng quá tải, kẹt xe xảy ra thường xuyên.
Vai trò quan trọng của cây cầu này là sử dụng cho tuyến xe lửa Bắc - Nam

Không ít tàu thuyền, sà lan gây tai nạn cho cây cầu này. Vụ gần đây nhất xảy ra vào ngày 14/1 khi một chiếc sà lan bị mắc kẹt vào gầm trong khi độ tĩnh không đang bị thu hẹp bởi nước dâng cao. Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra vào ngày 4/12 khi tàu chở dầu mang mã số BD 0126 bị mắc kẹt phần cabin, khiến cơ quan chức năng phải phong tỏa hiện trường. Sau 2 giờ bị mắc kẹt, tàu đã được giải cứu trước giờ triều cường đạt đỉnh gây nguy cơ làm hư hỏng cầu Bình Lợi.
Giữa cầu chỉ có hai biển báo giao thông đường thủy mà không có thêm biện pháp cảnh báo nào của cơ quan chức năng.
Đoạn đường giữa cầu được thiết kế cao hơn cho tàu thuyền qua lại dành cho xe máy chỉ được lót bằng những tấm bê tông mới cũ xen lẫn nhau.
Nhiều kết cấu, các thanh sắt nối với nhau bằng ốc vít bị gỉ sét
Khi thủy triều lên, độ tĩnh không đang bị thu hẹp bởi nước dâng cao, nhiều tàu thuyền vẫn qua lại khiến cây cầu luôn bị "đe dọa".
Những chiếc thuyền nhỏ qua lại cũng gần sát gầm cầu
Phần ca bin của một chiếc thuyền sắp chạm vào gầm cầu khi thủy triều dâng cao.
Người ngồi ở vị trí thấp của chiếc thuyền giơ tay lên có thể chạm vào gầm cầu.
Ca bin của một chiếc sà lan có tải chạy qua với khoảng cách rất gần gầm cầu.
Chiều 6/3, khi thủy triều dâng cao, một chiếc thuyền liều mình qua cầu nhưng khi phần mái che ca bin kẹt vào gầm cầu, chủ thuyền chạy lùi lại.
Sau đó người này tháo phần mái ca bin rồi cho thuyền chạy qua.
Những lúc triều cường đạt đỉnh, mặt nước san sát gầm cầu khiến các loại tàu thuyền không thể qua lại được.

Lê Quân

Bạn có thể quan tâm