Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chủ nợ mới của FLC

Tập đoàn đa ngành này bất ngờ vay tín chấp hàng trăm tỷ đồng ông Lê Thái Sâm và Homeliday, trong khi tất toán sạch nợ Sacombank và OCB.

Đi cùng với một loạt biến động nhân sự thượng tầng, Tập đoàn FLC cũng đang có những hoạt động tái cấu trúc tài chính, nhất là sự cơ cấu về các khoản vay nợ tài chính gần đây.

Tính đến cuối tháng 6, tập đoàn đa ngành này đã tăng hơn 640 tỷ đồng số dư nợ vay ngắn hạn lên mức 2.676 tỷ.

Ở chiều giảm, FLC đã tất toán toàn bộ số dư nợ vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông - chi nhánh Hà Nội với số tiền ròng 573 tỷ đồng. Khoản vay này từng được đảm bảo bằng quyền sử dụng đất tại tòa nhà 265 Cầu Giấy (Hà Nội) và FLC đang lên kế hoạch mua lại bất động sản này.

Bên cạnh đó, tập đoàn còn thực hiện thanh toán toàn bộ khoản nợ ngắn hạn hơn 10 tỷ đồng tại VietinBank Leasing, số dư gần 176 tỷ đồng vay tại BIDV chi nhánh Đồng bằng Sông Cửu Long và 64 tỷ đồng tại Sacombank Hà Nội.

CÁC CHỦ NỢ LỚN CỦA FLC
Tại cuối tháng 6
NhãnBIDVLê Thái SâmNCBHomelidayAgribankTrái phiếu
Nợ vay Tỷ đồng 15116215811851421920

Ngược lại ở chiều tăng, FLC bất ngờ vay mới số tiền ròng 621 tỷ đồng từ ông Lê Thái Sâm. Bốn hợp đồng vay tín chấp có thời hạn 12 tháng (chịu lãi suất 7%/năm) để bổ sung và thanh toán cho các hợp đông của FLC Faros.

Ông Sâm chính là thành viên Hội đồng quản trị mới được bầu trong kỳ họp cổ đông bất thường hồi tháng 7 và là đại diện cho một nhóm cổ đông mới. Ông được giới thiệu có nhiều quan hệ hợp tác với các quỹ đầu tư, các tập đoàn kinh tế lớn.

FLC còn thực hiện vay mới hơn 185 tỷ đồng từ Tập đoàn Homeliday cũng theo hợp đồng tín chấp, chịu lãi suất 12%/năm để bổ sung vốn lưu động.

Homeliday tiền thân là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản BHS (BHS Invest) - thành viên thuộc BHS Group. Bốn lãnh đạo của BHS Group cũng đang là các cổ đông lớn nhất tại Homeliday.

Một yếu tố khác làm tăng nợ vay ngắn hạn của FLC đến từ một phần lô trái phiếu (FLCBOND2122003) đến hạn thanh toán trị giá gần 850 tỷ đồng và ngược lại lô trái phiếu FLCBOND2122001 được thu hồi toàn bộ 150 tỷ đồng.

Trong khi đó, khoản vay nợ tài chính dài hạn lại giảm mạnh xuống còn 1.380 tỷ, so với mức 3.296 tỷ đồng thời điểm đầu năm.

Kết quả này chủ yếu do tập đoàn đã tất toán hết số dư 1.240 tỷ đồng nợ vay tại Sacombank chi nhánh Hà Nội và cả 600 tỷ đồng khác tại của Sacombank trụ sở chính.

FLC còn mạnh tay thu hồi một số khoản vay dài hạn khác như gần 35 tỷ đồng tại BIDV chi nhánh Đồng bằng Sông Cửu Long, gần 5 tỷ đồng tại VietinBank Leasing hay gần như số dư 29 tỷ đồng tại Agribank chi nhánh Đông Gia Lai.

Một loạt biến động trên đã làm thay đổi cơ cấu nợ vay của FLC. Hiện BIDV (chi nhánh Quy Nhơn và chi nhánh Quảng Bình) là đơn vị đang cho vay lớn nhất với tổng số tiền hơn 1.500 tỷ đồng.

Tiếp đến là ông Lê Thái Sâm cho vay 621 tỷ và Ngân hàng Quốc Dân (NCB) chi nhánh Hà Nội cho vay 581 tỷ đồng, trong khi sạch nợ tại Sacombank.

Một cái tên khác cũng gây chú ý trong báo cáo tài chính mới phát hành là Công ty cổ phần BEDA T&C. Tổ chức này bất ngờ ký hợp tác đầu tư với FLC số tiền gần 2.278 tỷ đồng, trong khi thời điểm đầu năm chưa phát sinh số dư và cũng không được ghi nhận là bên liên quan.

BEDA được thành lập từ năm 2018 với vốn điều lệ ban đầu 200 triệu đồng. Ngành nghề kinh doanh chính là thi công sửa chữa công trình, thi công sơn và trang trí nội thất, ngoại thất công trình.

Tuy nhiên vào cuối năm 2020, công ty bất ngờ tăng vốn gấp 2.000 lần lên 400 tỷ đồng. BEDA góp vốn cùng FLC phát triển dự án nhà ở mật độ cao Hiệp Thành - Vĩnh Trạch Đông (Bạc Liêu),dự kiến hoàn thành vào quý III/2024.

FLC lỗ gần nghìn tỷ vì Bamboo Airways

Khoản đầu tư vào Bamboo Airways tiếp tục ghi lỗ hơn 450 tỷ trong nửa đầu năm, nâng tổng lỗ lũy kế tại công ty liên kết này lên đến 955 tỷ đồng.

Huy Lê

Bạn có thể quan tâm