Theo Bảo Hân, thị trường hiện nay có nhiều loại thẻ tín dụng. Trong đó, mỗi loại thẻ có tính năng riêng, phù hợp từng sở thích, thói quen chi tiêu của khách hàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết điều này, dẫn tới việc lựa chọn thẻ tín dụng chưa tối ưu hết tính năng sử dụng.
Sinh viên cũng có thể mở thẻ tín dụng
Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng ngày càng trẻ hóa. Tùy năng lực tài chính, hạn mức được cấp sẽ khác nhau. Hiện nay, một số các ngân hàng đã có chính sách thông thoáng hơn khi chấp nhận mở thẻ tín dụng cho sinh viên, với hạn mức cấp dao động 5-10 triệu đồng.
Bảo Hân chia sẻ: “Bảy năm trước khi là sinh viên năm 2, tôi đã xài thẻ tín dụng. Lúc đó không nhiều ngân hàng mở thẻ tín dụng cho sinh viên, nên tôi xài thẻ phụ của mẹ. Với hạn mức tầm 5 triệu đồng, mẹ cho tôi tự chủ chi tiêu, cần gì thì có thể dùng thẻ quẹt mua trước, trả sau đến 45 ngày. Đôi lúc mẹ còn cho tôi dùng thẻ tín dụng quẹt trả học phí cho nhà trường”.
Sinh viên hiện nay ngày càng thích nghi với các xu hướng chi tiêu hiện đại. |
“Bây giờ sinh viên tiện hơn nhiều, có thể tự mở thẻ tín dụng. Tuy hạn mức còn hạn chế, số tiền đó vẫn giúp ích rất nhiều để các bạn tự chủ trong việc quản lý tài chính”, Bảo Hân cho biết.
So với trước đây, các tính năng, ưu đãi của thẻ tín dụng đã được các ngân hàng nâng cấp lên nhiều. Điển hình như thời gian miễn lãi của thẻ tín dụng hiện nay đa phần là 55 ngày và đều là dòng thẻ chip có tính năng thanh toán không tiếp xúc (contactless). Người dùng có thể thanh toán “chạm” thay vì đưa thẻ cho nhân viên quẹt thanh toán qua máy POS, đảm bảo thanh toán nhanh, tiện lợi và bảo mật hơn trước.
“Tôi biết một số ngân hàng có chính sách mở thẻ tín dụng cho sinh viên khá dễ, như Sacombank không cần chứng mình thu nhập, không phí thường niên, hạn mức có thể lên đến 10 triệu đồng. Theo tôi, đây cũng là một giải pháp hay để sinh viên hình thành thói quen thanh toán hiện đại, bổ sung kiến thức tài chính”, Bảo Hân chia sẻ.
Tín đồ mua sắm online nên chọn thẻ Cashback
Bảo Hân cho biết sau khi sử dụng thẻ tín dụng được hơn 2 năm thì nhu cầu chi tiêu và thanh toán đã cao hơn. Do đó, cô quyết định nâng hạn mức và đổi sang một dòng thẻ tín dụng phù hợp hơn.
“Sau khi tốt nghiệp và có nguồn thu nhập hàng tháng ổn định, tôi quyết định ra ngân hàng nâng hạn mức và đổi luôn sang dòng thẻ tín dụng hoàn tiền (Cashback) vì nhu cầu mua sắm chi tiêu ngày càng nhiều, đặc biệt là tôi thường xuyên thanh toán online”, cô nói.
Giới trẻ lựa chọn mua sắm hoàn tiền, giải pháp tiêu dùng thông minh. |
Hiện thẻ Sacombank Visa Platinum Cashback mà Bảo Hân dùng có mức hoàn tiền cố định 5% trên mỗi giao dịch online. Do đó, số tiền được ngân hàng hoàn lại mỗi tháng cũng kha khá.
Với các tín đồ mua sắm online như Bảo Hân, trải nghiệm thanh toán thuận tiện, nhanh chóng và có mức ưu đãi hoàn tiền cao là yếu tố quan trọng khi lựa chọn thẻ tín dụng. Nếu chọn đúng dòng thẻ tín dụng, thì chi tiêu càng nhiều người dùng sẽ được hoàn tiền càng nhiều.
“Không chỉ có thẻ Cashback, tôi còn có thẻ tín dụng Sacombank Tiki Platinum. Thẻ này ưu đãi lớn, mua sắm trên Tiki được hoàn đến 15% và miễn phí ship 30 đơn hàng/tháng, các giao dịch online khác thì được hoàn 3%. Vì có nhiều thẻ, nên mỗi khi mua sắm gì đó tôi hay so sánh giá, nếu thẻ nào ưu đãi cao hơn thì dùng thẻ đó”, Bảo Hân chia sẻ bí quyết mua hàng online của mình.
“Bây giờ mục tiêu của tôi cũng lớn hơn nhiều. Tôi đang nỗ lực thăng tiến nhằm đạt mức thu nhập mơ ước, đủ điều kiện mở chiếc thẻ đen ‘quyền lực’ Sacombank Visa Infinite với hàng loạt đặc quyền về thể thao, du lịch, nghỉ dưỡng, mua sắm, bảo hiểm...”, Bảo Hân chia sẻ.
Có thể thấy, tùy theo nhu cầu về chi tiêu, khả năng tài chính cũng như các yếu tố phù hợp, người dùng nên chọn đúng dòng thẻ tín dụng để được hưởng các ưu đãi tối ưu.
Từ nay đến hết 30/6, Sacombank triển khai nhiều ưu đãi cho khách hàng mở mới thẻ tín dụng như miễn phí thường niên, miễn phí rút tiền ATM; hoàn tiền đến 500.000 đồng; tặng đến 2 triệu đồng cho mỗi lượt giới thiệu mở thẻ thành công. Độc giả xem thêm chi tiết tại đây.