Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cho doanh nghiệp tự định giá xăng: Tăng 4.500, giảm 1.100 đồng

2 lần giảm tổng cộng 1.100 đồng trong khi tăng 5 lần với mức tăng là 4.480 đồng là diễn biến giá xăng dầu trong nước kể từ khi Bộ Tài chính để các doanh nghiệp kinh doanh đầu mối tự định giá bán.

Cho doanh nghiệp tự định giá xăng: Tăng 4.500, giảm 1.100 đồng

2 lần giảm tổng cộng 1.100 đồng trong khi tăng 5 lần với mức tăng là 4.480 đồng là diễn biến giá xăng dầu trong nước kể từ khi Bộ Tài chính để các doanh nghiệp kinh doanh đầu mối tự định giá bán.

19h ngày 2/7/2012: Giảm 600 đồng

“Phát súng” đầu tiên trong điều hành giá xăng dầu ngay sau khi trao quyền tự quyết về giá cho doanh nghiệp là ngày 2/7, thị trường trong nước, giá xăng giảm 600 đồng/lít, từ mức 21.200 đồng về 20.600 đồng với xăng RON 92, còn các loại dầu giảm đồng loạt 200 đồng. Mức trích quỹ bình ổn xăng dầu giữ nguyên 300 đồng/lít như quy định ở giai đoạn đó. Trước khi xăng dầu được điều chỉnh giảm, trên thị trường, dư luận và các chuyên gia đều bày tỏ bức xúc với quyết định để do doanh nghiệp đầu mối sẽ tham gia quyết định giá xăng. Thậm chí, nhiều chuyên gia cho rằng, Chính phủ vẫn nên ấn định giá, vì nếu cho doanh nghiệp tự quyết sẽ tạo ra sự không công bằng khi giá thế giới giảm, trong nước cao, doanh nghiệp vẫn than lỗ hàng nghìn đồng mỗi lít.

Trong vòng 9 tháng, giá xăng A92 đã tăng tổng cộng xấp xỉ 4.000 đồng, tại một số vùng tăng mạnh 4.480 đồng/lít khiến cho người dân và nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải khó khăn.

22h tối 20/7/02012: Tăng 400 đồng

Chưa kịp vui mừng vì sau khi trao quyền tự quyết cho doanh nghiệp đầu mối giá xăng giảm 600 đồng, thì 18 ngày kể từ đợt giảm, đến tối 20/7/2012, người dân đón thông tin xăng tăng thêm 400 đồng/lít, từ 20.600 đồng lên 21.000 đồng với xăng A92 và 21.500 đồng với xăng A95, các loại dầu cũng đồng loạt tăng thêm 400 đồng. Đây cũng là lần tăng giá đầu tiên sau 5 lần giảm trước đó của nhiên liệu này. Bộ Tài chính tính toán và cho biết giá cơ sở xăng A92 đang cao hơn giá bán lẻ 390 đồng/lít, các loại dầu phổ biến 71 đồng đến 412 đồng/lít (kg), cộng thêm 300 đồng từ quỹ bình ổn, mỗi lít xăng vẫn đang lỗ gần 700 đồng, dầu từ gần 400 đồng đến hơn 700 đồng.

Ngày 29/6/2012, Bộ Tài chính phát đi văn bản cho phép doanh nghiệp đầu mối xăng dầu được tự quyết định giá bán trong biên độ và tần suất hợp lý. Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh, trong trường hợp muốn điều chỉnh do có biến động tạo chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán hiện hành cần đăng ký để xem xét lựa chọn hài hòa giữa các phương án điều hành thuế, phí, quỹ bình ổn và giá xăng dầu cho phù hợp. Song từ đó đến nay, xăng dầu và những mặt hàng nhiên liệu vẫn liên tục tăng nhanh, giảm chậm, lúc tăng lên tới cả nghìn đồng mỗi lít, nhưng khi giảm chỉ vài trăm đồng.

14h ngày 1/8/2012: Tăng 900 đồng

Mức giá sau khi tăng với xăng A92 là 21.900 đồng/lít, các loại dầu lần lượt tăng thêm 500 đồng/lít (kg), phổ biến bán ra 20.650-20.800 đồng. Trong khi đó, trên thị trường thế giới, giá dầu thô và brent chỉ tăng nhẹ không đáng kể so với chốt phiên những hôm trước. Sau hơn một tháng áp dụng quy định để doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu và xảy ra tình trạng ngày giờ áp dụng giá mới không có sự đồng nhất khiến người dân càng băn khoăn.

18h ngày 13/8/2012: Tăng 1.100 đồng

Đúng 13 ngày sau đợt tăng giá gần nhất, các doanh nghiệp lại tiếp tục điều chỉnh giá xăng tăng thêm 1.100 đồng/lít với xăng và 500-800 đồng/lít (kg) với các mặt hàng dầu. Xăng A92 có giá mới 23.000 đồng/lít, gần bằng mức cao nhất là 23.800 đồng thiết lập ngày 20/4/2012. Mức sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu, theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, vẫn là 300 đồng/lít, không có biến động so với những lần trước đó.

18h ngày 23/8/2012: Tăng 650 đồng

Động thái kêu lỗ 1.000 đồng mỗi lít xăng và 500 đồng mỗi lít (kg) dầu của nhiều doanh nghiệp đầu mối khi giá xăng vừa tăng từ 21.900 đồng lên 23.000 đồng hôm 18/8 tiếp tục “dọn đường” cho nhiên liệu này tăng thêm 650 đồng/lít. Cụ thể, theo thông báo phát đi của một số doanh nghiệp, từ 18h, giá xăng đã tăng thêm 650 đồng/lít, dầu diesel và dầu hỏa lần lượt 300 đồng và 450 đồng/lít, mazut không tăng. Đây là lần tăng giá thứ ba liên tiếp trong tháng 8/2012 với mức tăng lên tới 2.650 đồng.

18h ngày 11/11/2012: Giảm 500 đồng

Sau 2 tháng “bất động” ở 23.650 đồng/lít xăng A92 bất chấp doanh nghiệp ồ ạt đệ đơn xin tăng giá thêm 1.300 đồng/lít, Bộ Tài chính bất ngờ công bố thông báo giảm giá xăng về mức 23.150 đồng, dầu mazut về 18.150 đồng. Trước đó, hồi tháng 9, cơ quan này bác đề nghị tăng giá xăng dầu, thay vào đó sẽ giảm thuế nhập khẩu 2% và đồng loạt xả quỹ bình ổn từ 500 đồng đến 650 đồng/lít (kg) cho cả 4 mặt hàng xăng, dầu.

20h ngày 28/3/2013: Tăng kỷ lục 1.430 đồng

Mức tăng 1.430 đồng với mỗi lít xăng A92 áp dụng từ 20h tối qua là mức kỷ lục từ trước đến nay. Các loại dầu cũng lần lượt tăng thêm phổ biến từ 362 đồng/lít. Trước khi ban hành mức giá kỷ lục nói trên, Bộ Tài chính đã liên tiếp đồng ý tăng mức sử dụng quỹ bình ổn, ban đầu là tăng thêm 500 đồng với xăng và 400-700 đồng với dầu hôm 8/2. Sau đó, đến ngày 27/2, Bộ Tài chính tiếp tục thông báo trích quỹ bình ổn tăng gấp đôi, từ 1.000 đồng lên 2.000 đồng với xăng A92. Các loại dầu tăng thêm 400 đồng. Đây cũng là mức trích quỹ bình ổn cao nhất từ trước đến nay trong điều hành giá xăng dầu của Bộ Tài chính.

Mạnh Cường (Tổng hợp)

Theo Infonet
 

Mạnh Cường (Tổng hợp)

Theo Infonet
 

Bạn có thể quan tâm