Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chợ bán hàng 'nghĩa địa' có một không hai

Hình thành từ hơn 20 năm trước, chợ bán hàng "nghĩa địa" ở Đồng Nai trở thành nơi đặc biệt để người tiêu dùng mua đồ cũ và săn tìm hàng độc, chất lượng cao.

Chợ bán hàng 'nghĩa địa' ở Đồng Nai
00:00
/
Video sẽ chạy sau2
Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4
Chợ bán hàng 'nghĩa địa' ở Đồng Nai Hình thành từ hơn 20 năm trước, chợ chuyên bán hàng "nghĩa địa" là nơi đến của những người thích dùng đồ cũ, săn tìm hàng "độc".
Khu chợ bán công cụ, máy móc, thiết bị gia dụng cũ nằm bên quốc lộ 1, phường Tân Biên (TP Biên Hòa, Đồng Nai). Nơi đây có gần trăm cửa hàng chuyên bán đồ cũ nên từ thương nhân cho đến khách hàng đều gọi "chợ hàng nghĩa địa".
cho ban hang nghia dia anh 1
cho ban hang nghia dia anh 1
Khu chợ bán công cụ, máy móc, thiết bị gia dụng cũ nằm bên quốc lộ 1, phường Tân Biên (TP Biên Hòa, Đồng Nai). Nơi đây có gần trăm cửa hàng chuyên bán đồ cũ nên từ thương nhân cho đến khách hàng đều gọi "chợ hàng nghĩa địa".
Theo những người buôn bán, chợ hình thành từ hơn 20 năm trước và trở thành nơi mua sắm của nhiều tầng lớp khách hàng. Anh Phạm Văn Phú (24 tuổi), người kinh doanh công cụ khoan, cắt, cho biết có người mua đồ cũ về sử dụng vì phù hợp túi tiền nhưng cũng có khách hàng mua về vì mục đích khác. Nhiều người giàu từng trải qua quá khứ cơ cực nên họ tìm đến sưu tầm công cụ đã từng gắn bó với họ để lưu giữ làm kỷ niệm.
cho ban hang nghia dia anh 2
cho ban hang nghia dia anh 2
Theo những người buôn bán, chợ hình thành từ hơn 20 năm trước và trở thành nơi mua sắm của nhiều tầng lớp khách hàng. Anh Phạm Văn Phú (24 tuổi), người kinh doanh công cụ khoan, cắt, cho biết có người mua đồ cũ về sử dụng vì phù hợp túi tiền nhưng cũng có khách hàng mua về vì mục đích khác. Nhiều người giàu từng trải qua quá khứ cơ cực nên họ tìm đến sưu tầm công cụ đã từng gắn bó với họ để lưu giữ làm kỷ niệm.
Ông Trương Quang Cường (58 tuổi, ngụ huyện Hàm Tân, Bình Thuận) đang xem chiếc máy đục bê tông hiệu Makita do Nhật Bản sản xuất từ những năm 1980. Ông nói rằng sống cách khu chợ hơn 100 km nhưng ông vẫn đến để chọn hàng vì nơi đây có thể đáp ứng nhu cầu.
cho ban hang nghia dia anh 3
cho ban hang nghia dia anh 3
Ông Trương Quang Cường (58 tuổi, ngụ huyện Hàm Tân, Bình Thuận) đang xem chiếc máy đục bê tông hiệu Makita do Nhật Bản sản xuất từ những năm 1980. Ông nói rằng sống cách khu chợ hơn 100 km nhưng ông vẫn đến để chọn hàng vì nơi đây có thể đáp ứng nhu cầu.
cho ban hang nghia dia anh 4
"Máy cũ, tuổi đời cao nhưng giá rẻ và chất lượng tốt. Thị trường có nhiều dòng sản phẩm mới phù hợp túi tiền nhưng tôi vẫn khoái đồ cũ dạng này hơn. Đồ 'nồi đồng, cối đá', giá rẻ nhưng xài ít hư hỏng", ông Cường nói.
cho ban hang nghia dia anh 5
Theo chủ một cửa hàng chuyên kinh doanh xích, ròng rọc, cáp cẩu, người tiêu dùng chỉ ưa chuộng hàng cũ nổi tiếng về chất lượng. 80% hàng hóa tại kho của người này là đồ cũ có xuất xứ từ Nhật Bản, Đức hoặc các nước châu Âu.
cho ban hang nghia dia anh 6
Vòng bi và chi tiết cũ dành cho ôtô, máy móc được bày bán tại cửa hàng phụ tùng ôtô. Theo người bán hàng, họ mua những sản phẩm cũ từ các nguồn khác nhau rồi sửa chữa, tân trang lại để bán cho khách.
cho ban hang nghia dia anh 7
Khi bán một mặt hàng, người kinh doanh sẽ tư vấn về xuất xứ, tình trạng và chất lượng sản phẩm. "Người dùng có quyền mua hoặc không nhưng một khi đã bán, chúng tôi có chế độ bảo hành", anh Võ Thành Công, người kinh doanh dụng cụ khoan, cắt cầm tay.
cho ban hang nghia dia anh 8
Khu chợ hàng "nghĩa địa" có nhiều loại sản phẩm khác nhau. Trong ảnh, chủ cửa hàng kinh doanh máy may cũ vừa tìm được một chi tiết máy trong kho hàng để đáp ứng nhu cầu của khách.
cho ban hang nghia dia anh 9
Cùng với việc kinh doanh, nhiều ki-ốt tổ chức sửa chữa dụng cụ hư hỏng. Chủ cửa hàng Trường Kỳ nói rằng việc sửa chữa cũng mang lại nguồn thu nhập không nhỏ.
cho ban hang nghia dia anh 10
Một khách hàng chọn mua ròng rọc cũ tại cửa hàng Đức Tín.
cho ban hang nghia dia anh 11
Không đơn thuần kinh doanh hàng cũ, nhiều ông chủ nhập những món đồ mới để phục vụ người tiêu dùng. Tuy nhiên, sản phẩm mới chỉ chiếm khoảng 10% tỷ lệ kho hàng.
cho ban hang nghia dia anh 12
Tồn tại và phát triển hơn 20 năm, chợ hàng "nghĩa địa" trở thành điểm đến cho nhiều người. "Có ngày khách đến đông nhưng cũng có ngày không một ai mua đồ. Những lúc rảnh tôi thường đọc báo, xem tivi hoặc lau dọn, sắp đặt lại hàng hóa", ông Đỗ Trọng Tạo, một trong những người buôn bán đồ cũ đầu tiên ở khu chợ nói.
Bài liên quan

Ngọc An

Bạn có thể quan tâm