Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chinh phục người dùng Việt - bài toán cần giải của doanh nghiệp nội

Sau 10 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", sản phẩm Việt đã chiếm tỷ lệ cao trên thị trường nội địa.

Cụ thể, báo cáo của các Sở Công Thương, hàng Việt Nam chiếm từ 80% đến trên 90% tại các kênh phân phối hiện đại và từ 60% trở lên tại các kênh bán lẻ truyền thống. Đâu là yếu tố khiến hàng Việt Nam gia tăng sự tín nhiệm với người tiêu dùng Việt Nam?

Yếu tố truyền thống, lâu đời

Dựa trên yếu tố chung của thị trường Việt, các nhãn hiệu lâu đời vẫn không ngừng vận động để giữ vững vị thế. Dù khoác áo mới về mẫu mã nhưng nhiều "ông lớn" vang bóng một thời vẫn nỗ lực gìn giữ những giá trị đặc trưng, nhận sự ưu ái từ người tiêu dung, nhất là lứa tuổi cao niên.

Nam Duong anh 1
Thương hiệu Việt ngày xưa giữ vị trí ưu ái trong tâm thức người tiêu dùng.

Bà Huỳnh Bạch Huệ (quận 5) luôn cảm thấy bồi hồi khi nhớ về những ký ức về thời gian bán buôn ở chợ Sài Gòn xưa: "Ngày đó tàu vị yểu Con Mèo Đen nổi tiếng nhất đất Sài Gòn này. Kệ tạp hóa của tôi luôn xếp đầy ắp Con Mèo Đen, ngày nào cũng lũ lượt người mua. Mọi người ăn đều khen vị đậm đà, màu sắc đẹp và sánh quyện. Qua bao năm, tiệm đó tôi đã giao cho con gái, Con Mèo Đen xưa giờ là nước tương Nam Dương, cũng cái vị y chang hồi đó. Thật sự là một điều đáng quý”.

Ra đời từ năm 1951, tàu vị yểu Con Mèo Đen (nước tương Nam Dương) là một trong những thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng Việt. Gần 70 năm có mặt trên thị trường, dù nhiều lần thay đổi bao bì, mẫu mã, nước tương Nam Dương vẫn được yêu thích nhờ hương vị đặc trưng truyền thống.

Nam Duong anh 2
Ông Thái Kim Sơn - Tổng giám đốc công ty TNHH Thực phẩm Quốc tế Nam Dương (trái) nhận kỷ niệm chương từ đại diện của tạp chí Culture Magazin tại Việt Nam (phải).

Mới đây, thương hiệu này được tạp chí văn hóa song ngữ hàng đầu Bắc Mỹ - Culture Magazin bình chọn là “Hương vị nước tương Việt Nam ngon nhất năm 2019” cho dòng sản phẩm nước tương Nam Dương đậm đặc.

Chất lượng đi đôi với công nghệ

Theo khảo sát thị trường năm 2018 của Saigon Co.op, 94% người tiêu dùng cho rằng các nhãn hàng Việt đã thay đổi hình thức, bao bì sản phẩm, 91% đáp viên cho biết những nhãn hàng này đã cải tiến chất lượng tốt hơn nhằm đáp ứng xu hướng thị trường. Đặc biệt, 88% người tiêu dùng đánh giá cao sự phát triển trong công nghệ sản xuất của doanh nghiệp nội địa. Điều này cho thấy, người tiêu dùng ngày càng có thêm niềm tin với những sản phẩm Việt Nam, đồng thời ghi nhận bước tiến mới của họ.

Đơn cử như trong thị trường nước chấm, dù đối diện với sự cạnh tranh khốc liệt của yếu tố nước ngoài, những cái tên thuần Việt như nước tương Nam Dương vẫn luôn có vị trí riêng. Bên cạnh di sản là hương vị tàu vị yểu thơm ngon nguyên bản từ năm 1951, thương hiệu này hiện sở hữu một “tài sản” khác là sự đầu tư công nghệ sản xuất chỉn chu và bài bản từ liên doanh giữa Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Sài Gòn (Saigon Co.op) và Tập đoàn Wilmar International (Singapore) từ tháng 10/2015.

Kết hợp thế mạnh giữa Saigon Co.op và Wilmar, công ty Nam Dương từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động để cho ra đời những sản phẩm chất lượng ổn định và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ông Thái Kim Sơn - Tổng giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Quốc tế Nam Dương cho biết: “Nước tương Nam Dương nổi trội trên thị trường với hai dòng chính là thượng hạng và đậm đặc. Trong đó, chai thượng hạng sở hữu độ đạm cao, giúp hương vị có độ ngọt của đạm tốt hơn. Còn nước tương Nam Dương đậm đặc được bổ sung vi chất sắt, nhận được sự tín nhiệm của người tiêu dùng về chất lượng và đảm bảo tốt cho sức khoẻ”.

Nam Duong anh 3
Nước tương Nam Dương hiện nay có chất lượng cải tiến, giữ trọn vẹn vẹn hương vị truyền thống.

Với “combo” ba yếu tố giá trị truyền thống, chất lượng không ngừng cải tiến và công nghệ hiện đại, nhiều thương hiệu Việt như Nam Dương đang ngày càng khẳng định chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, để trụ vững trong vòng xoáy thị trường khốc liệt, doanh nghiệp Việt vẫn phải nỗ lực không ngừng, liên tục nới rộng vùng an toàn của chính mình mới có thể ngang hàng ngang vế với các “ông lớn” từ thế giới.

Giang Tiểu San

Bạn có thể quan tâm