Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chính phủ yêu cầu tăng trưởng tín dụng hợp lý, tiếp tục giảm lãi suất

Ngân hàng Nhà nước được Chính phủ giao chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng với tốc độ hợp lý, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 50 sau khi diễn ra Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023.

Trước tình hình tăng trưởng quý I chưa đạt kịch bản đề ra, một số ngành và địa phương chủ lực có dấu hiệu suy giảm, Chính phủ yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các địa phương tập trung giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng đồng thời quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh; cắt giảm, đơn giản hóa giải quyết thủ tục hành chính...

Thực hiện nghiêm quy định bỏ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy

Liên quan Nghị định số 104/2022, Chính phủ yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm quy định bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy đồng thời sớm có hướng dẫn đầy đủ, thống nhất việc sử dụng dữ liệu dân cư, mã số định danh cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân theo quy định của Luật Cư trú năm 2020 và các văn bản hướng dẫn.

Các bộ, cơ quan, địa phương cần rà soát, chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính; tăng cường giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời, cần ban hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến,

Việc triển khai việc cập nhật, kết nối, đồng bộ dữ liệu vào cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức được giao Bộ Nội vụ phối hợp và phải hoàn thành trước ngày 30/4.

Tiếp tục giảm lãi suất, hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh

Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, linh hoạt, chủ động... góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và ngoại hối.

Cơ quan này được giao chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng với tốc độ hợp lý, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng. Tiếp tục khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho người dân, doanh nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước cũng được yêu cầu thực hiện nghiêm túc các giải pháp cơ cấu lại các ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt theo kết luận của Bộ Chính trị; khẩn trương xây dựng phương án cơ cấu lại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn theo trình tự, thủ tục của Luật Các tổ chức tín dụng.

Thông tư số 16/2021 cũng được yêu cầu sớm sửa đổi, bổ sung. Trong đó quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp nhằm tăng cường minh bạch, kiểm soát chặt chẽ rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, góp phần hỗ trợ phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Cập nhật kịch bản tăng trưởng

Chính phủ yêu cầu tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết 33 ngày 13/3 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững và Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội đã được phê duyệt.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương rà soát, cập nhật kịch bản tăng trưởng các quý tiếp theo và cả năm 2023, đề xuất các giải pháp để bảo đảm thực hiện mục tiêu tăng trưởng cả năm khoảng 6,5% như chỉ tiêu Quốc hội giao. Cơ quan này cũng được yêu cầu phối hợp với Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, nghiên cứu, tham mưu sửa đổi cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư trong bối cảnh áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.

Xem xét miễn, giảm tiền thuê đất năm 2023

Cũng tại Nghị quyết, Bộ Tài chính được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để giảm áp lực chi phí, thúc đẩy sản xuất, thu hút đầu tư, giảm giá đầu ra nhằm kiểm soát lạm phát.

Bên cạnh đó, cơ quan này cần trình cấp có thẩm quyền trước ngày 15/4 để xem xét, thực hiện các giải pháp về miễn, giảm, giãn, hoãn, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất áp dụng cho năm 2023 (trong đó nghiên cứu, đề xuất cả việc giảm thuế giá trị gia tăng).

Việc giải quyết vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp và sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng được yêu cầu thực hiện sớm nhằm đưa chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đi vào thực tiễn.

Về vướng mắc phát sinh mới trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Bộ Tài Chính cần rà soát lại Nghị định 08/2023 và tình hình thực tế để báo cáo cấp có thẩm quyền có giải pháp xử lý phù hợp.

giam lai suat cho vay anh 2

Thuế, lệ phí, tiền thuê đất và tiền sử dụng đất sẽ được xem xét gia hạn, miễn giảm... Ảnh: Hồng Quang.

Hoàn thiện phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân

Tại nghị quyết, Bộ Công Thương được giao bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống và điều hành giá xăng dầu theo quy định. Bộ này cũng được yêu cầu khẩn trương trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021 và Nghị định số 83/2014 về kinh doanh xăng dầu; hoàn thiện phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân phù hợp với khung giá mới.

Ngoài ra, Chính phủ cũng yêu cầu cần tiếp tục hỗ trợ địa phương đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử; đẩy mạnh chính sách tiêu dùng, kích cầu tiêu thụ trong nước; tăng cường quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Việc đa dạng hóa và mở rộng thị trường xuất khẩu cũng được yêu cầu cơ quan này thực hiện, trong đó cần hướng đến các thị trường còn tiềm năng như Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh, Đông Âu…

giam lai suat cho vay anh 3

Giá bán điện được xem xét điều chỉnh. Ảnh minh họa: Thanh Thương.

Đẩy nhanh thực hiện gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, thúc đẩy nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng được Chính phủ giao đẩy nhanh tiến độ rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án bất động sản.

Trong đó, cơ quan này cần tổng hợp, công bố danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí được thụ hưởng chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng cho vay đối với chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

Đồng thời, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Công an để rà soát, sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình để phù hợp với thực tiễn.

Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước được giao chỉ đạo các ngân hàng thương mại, trong đó chủ lực là 4 ngân hàng thương mại Nhà nước triển khai gói 120.000 tỷ đồng cho vay đối với chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ...

Tủ sách Xã hội giới thiệu những cuốn sách hay và mới về các chủ đề từ thời sự, chính trị, đến giao thông, hạ tầng... Tủ sách đồng thời cung cấp nhiều kiến thức, dữ liệu để độc giả hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Chính sách mới tháng 4: Covid-19 là bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH

Một năm kiểm định đầu vào công chức 2 lần, cho phép bảo lãnh ngân hàng theo phương thức điện tử, bổ sung Covid-19 là bệnh nghề nghiệp... là những chính sách mới sắp có hiệu lực.

Ky nhieu hop dong, tong hon 286 trieu USD tai trien lam quoc phong hinh anh

Ký nhiều hợp đồng, tổng hơn 286 triệu USD tại triển lãm quốc phòng

0

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết 16 hợp đồng, với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD. Các đơn vị ký kết 17 thoả thuận hợp tác chiến lược giữa công nghiệp quốc phòng Việt Nam và doanh nghiệp của các nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Bỉ.

Hồng Quang

Bạn có thể quan tâm