Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chính phủ siết việc doanh nghiệp vốn mỏng vay quá mức

Nghị định 132 giúp chống chuyển giá và hạn chế những doanh nghiệp vốn mỏng, dựa nhiều vào vốn vay quá mức để mở rộng đầu tư, gây rủi ro cho hệ thống trong dài hạn.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về Quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Ông Đặng Ngọc Minh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), cho rằng Nghị định 132 không chỉ là để chống chuyển giá, mà còn thể hiện định hướng chung, quản lý thuế thực hiện tái cơ cấu, lành mạnh hóa thị trường đầu tư, hạn chế bớt những doanh nghiệp vốn mỏng, dựa nhiều vào vốn vay quá mức để mở rộng đầu tư, gây rủi ro cho hệ thống trong dài hạn.

Theo đó, một trong những điểm mới là quy định về khống chế chi phí lãi vay lần đầu được áp dụng tại Việt Nam. Vì vậy, không tránh khỏi những khó khăn trong quá trình triển khai mà nguyên nhân chính do doanh nghiệp Việt Nam có vốn mỏng, chủ yếu là vốn vay, vốn chủ sở hữu thấp.

Chinh sach han che doanh nghiep von mong vay qua muc anh 1

Tổng cục Thuế tổ chức cuộc họp báo giới thiệu các nội dung mới của Nghị định 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11 quy định về Quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Ảnh: VGP.

Nghị định mới cũng mở rộng đối tượng loại trừ áp dụng quy định giới hạn chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đó là các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước.

Các doanh nghiệp FDI, thông qua các đại diện của họ như EuroCham (châu Âu), VJBA (Nhật Bản), KORCHAM (Hàn Quốc), Amcham (Mỹ) cho rằng các quy định trong dự thảo Nghị định của Việt Nam không phải mới mà thực ra đã là thông lệ tốt mà các nước vẫn thường áp dụng để chống chuyển giá, các doanh nghiệp có nghĩa vụ phải tuân thủ.

Về phía mình, lãnh đạo Tổng cục Thuế khẳng định đã lắng nghe, nắm bắt các ý kiến đóng góp, nhằm tháo gỡ khó khăn doanh nghiệp trong nước.

Nhìn chung các doanh nghiệp Việt vẫn gặp khó khăn, có không ít doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu ít, nhưng 1 tập đoàn có khi lập ra hàng trăm doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng khá nhiều doanh nghiệp vốn mỏng.

Việt Nam vẫn là một nền kinh tế đang phát triển, các doanh nghiệp đặc biệt là tư nhân cần có thời gian tích tụ vốn, tuy nhiên, nguyên tắc của WTO quản lý là phải đối xử công bằng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Trong Nghị định 132 cũng đã có những điều quy định về những doanh nghiệp được loại trừ. Thực tế, trong số các đối tượng điều chỉnh, có tới 83% là các doanh nghiệp FDI, còn lại là các doanh nghiệp Việt có đủ để nằm trong phạm vi áp dụng điều chỉnh của Nghị định cần tuân thủ nghĩa vụ thuế nghiêm túc.

“Bên cạnh việc siết chặt quản lý thuế, chống chuyển giá, Chính phủ cũng đã chỉ đạo các đơn vị trong đó có Bộ Tài chính, ban hành các chính sách khách hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Phó tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh nói.

Kiến nghị tăng phí BOT

Việc phí sử dụng đường bộ tại các dự án BOT không tăng theo lộ trình làm ảnh hưởng đến phương án tài chính của dự án, do đó, VARSI kiến nghị cơ quan quản lý điều chỉnh.

Tuấn Hùng

Bạn có thể quan tâm