Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Chính phủ đã phản ứng nhanh chóng, điều hành linh hoạt'

Đây là ý kiến của ông Andrew Jeffries, Giám đốc ADB Việt Nam về triển vọng vĩ mô của Việt Nam, trong bối cảnh kinh tế đang chịu tác động bởi dịch Covid-19.

Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, ông Jeffries, Chính phủ Việt Nam đã phản ứng nhanh chóng với các tác động kinh tế của Covid-19, có công cụ mạnh để bảo đảm khả năng phục hồi của nền kinh tế. Chính sách tiền tệ phù hợp thông qua việc cắt giảm lãi suất chính cùng với việc thực hiện các gói tín dụng và các biện pháp hỗ trợ tài khóa đã tạo không gian “hồi sức” cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Giám đốc ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng đánh giá cao quá trình thực hiện mục tiêu kép của chính phủ. "Như chúng tôi đã dự báo, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng 6,7% vào năm 2021 và 7,0% vào năm 2022. Sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định có được nhờ thành công của Việt Nam trong việc ngăn chặn đại dịch Covid-19", ông Jeffries cho hay.

Mục tiêu kép đang đi đúng hướng

Cũng theo ông, lạm phát sẽ được kiểm soát, mặc dù dự kiến ​​tăng lên 3,8% trong năm nay và 4,0% vào năm 2022 do giá dầu quốc tế tăng do kinh tế toàn cầu phục hồi và tiêu dùng trong nước tăng.

"Theo tôi, các chính sách tài khóa và tiền tệ của Chính phủ là rất đáng ghi nhận, những chính sách này đã được áp dụng một cách linh hoạt và hiệu quả giúp cho nền kinh tế được vận hành ổn định và giữ được đà tăng trưởng trong tình hình kinh tế thế giới bị suy thoái", giám đốc ADB nhận định.

Ông Jeffries cho rằng mục tiêu kép của Việt Nam đang đi đúng hướng, tuy nhiên quy mô các gói hỗ trợ vẫn khiêm tốn. Ảnh: VGP.
goi ho tro doanh nghiep vua va nho covid-19 anh 1
goi ho tro doanh nghiep vua va nho covid-19 anh 1

Ông Jeffries cho rằng mục tiêu kép của Việt Nam đang đi đúng hướng, tuy nhiên quy mô các gói hỗ trợ vẫn khiêm tốn. Ảnh: VGP.

Theo vị này, trong thời gian tới, động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trước hết phải kể đến ngành công nghiệp với sản xuất định hướng xuất khẩu.

Thứ hai, là sự gia tăng đầu tư, cả đầu tư công và đầu tư từ khu vực tư nhân.

Thứ ba, là động lực từ việc sự gia tăng thương mại quốc tế. Hai nền kinh tế lớn nhất và cũng là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc cũng đang phục hồi nhanh chóng và sẽ tăng trưởng cao trong năm nay.

"Mặc dù đại dịch còn gây ra những khó khăn, sự phục hồi của hai đối tác làm ăn quan trọng cũng như 15 hiệp định thương mại tự do và Việt Nam với nhiều bạn hàng lớn sẽ là động lực chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư", lãnh đạo ADB nói.

Ông Andrew Jeffries cho rằng Chính phủ đã điều hành linh hoạt cả chính sách tiền tệ và tài khóa trong năm ngoái như cắt giảm lãi suất cơ bản nhiều lần cũng như tăng cường giải ngân vốn đầu tư công để bù lấp khoảng thiếu hụt do đầu tư tư nhân giảm đi.

"Việc hỗ trợ tín dụng thì chủ yếu do các ngân hàng thương mại thu xếp và sử dụng nguồn lực của chính mình. Phần lớn khoản nợ quá hạn đã được các ngân hàng thương mại phải “gánh”. Các ngân hàng vẫn phải áp dụng đầy đủ các tiêu chuẩn cho vay, đặc biệt khi tình hình tài chính các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bị xấu đi", ông Jeffries nói.

Đa dạng sinh kế cho người nghèo

Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó trong dịch Covid-19 vẫn chưa triển khai đủ nhanh do khó khăn trong việc phân loại nhóm đối tượng bị ảnh hưởng, đặc biệt là khu vực kinh tế phi chính thức.

Về đề xuất giải pháp cho Chính phủ trong các chương trình hỗ trợ tiếp theo, giám đốc ADB đồng tình với việc Chính phủ triển khai Nghị định 52 (về gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021).

"Việc gia hạn này sẽ hỗ trợ được doanh nghiệp, giảm bớt tác động của cú sốc và hỗ trợ phục hồi kinh tế. Bộ Tài chính cũng đang tích cực triển khai các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ với các hình thức hỗ trợ chủ yếu là gia hạn tiền thuế và cho thuê đất", theo ông Jeffries.

Giám đốc ADB Việt Nam dự đoán dịch bệnh sẽ đẩy 1,7 triệu người vào nhóm nghèo do ảnh hưởng trực tiếp về thu nhập.
goi ho tro doanh nghiep vua va nho covid-19 anh 2
goi ho tro doanh nghiep vua va nho covid-19 anh 2

Giám đốc ADB Việt Nam dự đoán dịch bệnh sẽ đẩy 1,7 triệu người vào nhóm nghèo do ảnh hưởng trực tiếp về thu nhập.

"Phản ứng là khá nhanh chóng, nhưng cũng cần thừa nhận rằng, quy mô hỗ trợ vẫn còn khiêm tốn so với các quốc gia khác (với hỗ trợ tài chính lên tới 15% -20% GDP, như ở Pháp, Anh hoặc Singapore)", ông nói thêm.

Vị này nhận định trên thực tế, đối với một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 với doanh thu giảm sút và lợi nhuận rất nhỏ, thì việc hoãn thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập DN (TNDN) có ít tác động hơn so với việc cắt giảm thuế.

Dù vậy, ADB nhận định, trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế lại bị tác động bởi Covid-19, khó có thể kỳ vọng vào việc Chính phủ đổ ngân sách nhiều vào việc hỗ trợ.

Về trợ lực từ phía ngân hàng, lãnh đạo ngân hàng này cho rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ nơi sử dụng 50% lực lượng lao động của Việt Nam là đối tượng cần được hỗ trợ nhất.

"Tuy nhiên, chúng tôi băn khăn việc các doanh nghiệp này vốn bình thường đã hạn chế nguồn lực, đến khi bị “ốm yếu” do tác động của COVID-19, liệu có gặp khó để đáp ứng được các tiêu chuẩn tài chính khiến các ngân hàng sẵn sàng bơm vốn hỗ trợ. Có lẽ nên có một chương trình chia sẻ rủi ro giữa các ngân hàng và chính phủ để mở rộng chương trình hỗ trợ này", giám đốc ADB chia sẻ.

Đại diện ngân hàng cũng khuyến nghị Chính phủ có biện phát hỗ trợ người nghèo đa dạng sinh kế để giảm thiểu tác động của dịch bệnh. Ông dự đoán sẽ có thêm 1,7 triệu người nghèo do ảnh hưởng của đại dịch, trong đó những người sống ở nông thông, vùng sâu, vùng xa và người dân tộc thiểu số sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn.

"Theo tôi, Nghị quyết 42 là một giải pháp ngắn hạn để vượt qua cú sốc thu nhập. ADB kỳ vọng Chính phủ tiếp tục triển khai chiến lược dài hạn bền vững để giúp người nghèo và người dễ bị tổn thương đa dạng hóa sinh kế. Ví dụ như đào tạo nghề cấp tốc và cải thiện khả năng tiếp cận tài chính vi mô để thành lập phát triển công việc kinh doanh mới", ông Jeffries gợi ý.

Thiết lập lại động lực tăng trưởng

Về tăng trưởng kinh tế sau dịch, trong ngắn hạn, chuyên gia này cho rằng dịch Covid-19 vẫn sẽ tác động lớn kinh tế Việt Nam.

Ông cho rằng Việt Nam đã ít nhiều lấy lại được nhịp tăng trưởng mạnh mẽ trước đại dịch. Tuy nhiên, chính trong sự hồi sinh nhanh chóng của đầu tư tư nhân trong nước, ADB cũng cảnh báo nguy cơ bong bóng tài sản tín dụng đang cho xu hướng tăng. Một trong những giải pháp là điều phối tín dụng mạnh hơn sang các lĩnh vực ưu tiên như sản xuất.

Cũng theo vị này, trong trung và dài hạn, những thách thức chính mà Việt Nam phải đối mặt bao gồm tác động của biến đổi khí hậu, đẩy nhanh tiến độ cải cách các lĩnh vực còn chậm và điểm yếu về năng suất lao động thấp.

Đại dịch Covid-19 vẫn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn. Ảnh: Thạch Thảo.
goi ho tro doanh nghiep vua va nho covid-19 anh 3
goi ho tro doanh nghiep vua va nho covid-19 anh 3

Đại dịch Covid-19 vẫn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn. Ảnh: Thạch Thảo.

Theo ông, trước tiên, Việt Nam cần thiết lập lại động lực tăng trưởng để đạt được sự phục hồi xanh trong trung hạn và tăng trưởng xanh trong dài hạn, đặc biệt, trong bối cảnh sẽ chịu tác động nặng của biến đổi khí hậu.

Thứ hai, Việt Nam cần tăng cường hiệu quả thể chế là chìa khóa để mở ra tiềm năng của khu vực tư nhân để hỗ trợ tăng trưởng.

Đồng thời, cần hoàn thiện cải cách kinh doanh chưa hoàn thành (ví dụ như cải cách doanh nghiệp Nhà nước), nâng cao chất lượng, tính minh bạch, nâng cao hiệu quả thực thi luật và quy định.

Việt Nam cần tiếp tục đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh. Đây là hướng đi đúng để nâng cao hiệu quả thể chế cho sự phát triển của khu vực tư nhân.

Thứ ba, Việt Nam cần tập trung thúc đẩy chuyển đổi số, là yếu tố quan trọng để cải thiện năng suất bằng cách đầu tư vào giáo dục, công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Các cú sốc từ bên ngoài đã trở nên thường xuyên hơn trong những thập kỷ gần đây, do đó, nền kinh tế buộc có sự cải cách theo hướng bền vững, đẩy mạnh chuyển đổi số, gia tăng sức cạnh tranh cũng như khả năng chống chịu.

Bên cạnh các biện pháp ưu tiên khôi phục kinh tế trong ngắn hạn đang phải chịu tác động do Covid-19, ADB kỳ vọng Chính phủ tiếp tục kế hoạch tái cơ cấu, xây dựng một nền kinh tế có khả năng chống chịu với các cú sốc bên trong và bên ngoài.

Bài liên quan

Ngô Minh

Bạn có thể quan tâm