Cụ thể, sự cố xảy ra với chiếc A319 có số đăng bạ VN-A581. Bộ phận chuyên môn tại sân bay này đã phối hợp với Cảng vụ hàng không miền Trung kiểm tra theo lộ trình hạ cánh, lăn vào vị trí đỗ của máy bay nhưng không phát hiện vật ngoại lại, hệ thống sân đường hoạt động bình thường. Nguyên nhân được cơ quan chức năng nghi ngờ là do va chạm với chim.
Theo Cục Hàng không, các sân bay xảy ra vụ việc liên quan đến chim va đập nhiều nhất là Tân Sơn Nhất, Đồng Hới, Phú Quốc, Vinh. Ảnh: Diệp Anh. |
Theo Cục Hàng không, các sân bay xảy ra vụ việc liên quan đến chim va đập nhiều nhất là Tân Sơn Nhất, Đồng Hới, Phú Quốc, Vinh. Nguy hiểm nhất là nhiều loài chim di cư bay ở tầm 300-500 m thường bay cắt ngang đường cất/hạ cánh mà ngành hàng không không kiểm soát được.
Sự việc tương tự cũng xảy ra tại sân bay Phú Bài khi nhân viên kỹ thuật tàu bay phát hiện có lông chim trong động cơ máy bay của máy bay mang số hiệu VN-A652 sau khi thực hiện chuyến bay VJ310. Thợ máy sau đó đã mất gần 6 giờ đồng hồ để kiểm tra kỹ thuật tàu bay trước khi xác định máy bay đủ điều kiện hoạt động trở lại.
Tháng 9/2019, một chiếc A321 từ Huế đi Hà Nội đã va phải chim ở độ cao hơn 1.800 m, vận tốc máy bay lúc đó khoảng 460 km/h. Sau cú va chạm, máy bay vẫn hạ cánh an toàn. Con chim bị đâm chết để lại một phần xác tại mũi máy bay.