Chim cánh cụt rời bỏ Nam Cực vì băng tan nhanh chưa từng thấy
Thứ hai, 22/5/2017 18:15 (GMT+7)
18:15 22/5/2017
Một số vùng ở Nam Cực đang nóng lên nhanh hơn bất cứ nơi nào trên Trái Đất, đe dọa cuộc sống của các loài động vật tại đây, trong đó có chim cánh cụt Adelie và cánh cụt Hoàng đế.
Một số vùng của Nam Cực đang nóng lên nhanh hơn bất cứ nơi nào khác trên Trái Đất. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới khu vực và các loài động vật hoang dã tại đây mà còn tác động tới phần còn lại của thế giới. Trong ảnh, chim cánh cụt Adelie làm tổ ở sườn núi Siple để đẻ trứng.
Từ tháng 12/2016 đến tháng 3/2017, một nhóm nhà khoa học quốc tế đã thực hiện chuyến thám hiểm chưa từng có vòng quanh lục địa Nam Cực nhằm đánh giá tác động của sự nóng lên toàn cầu đối với khu vực này, trong đó có hiện tượng băng tan gây lo ngại.
Bờ biển Nam Cực tràn ngập các tảng băng trôi. Một số có kích thước bằng sân vận động, số khác dài 10 km. Các tảng băng trôi tách ra từ sông băng hoặc tảng băng lớn, nổi lên trên mặt biển ở độ cao 100 m trong khi phần chìm bên dưới có thể sâu tới 500 m. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nước biển trong khu vực nóng hơn ước đoán và đã có bằng chứng đáng ngạc nhiên về sự tan chảy.
Những năm gần đây, các nhà khoa học nhận thấy chim cánh cụt Adelie ở Bán đảo Nam Cực đang rời bỏ khu vực này. Giới khoa học nghi ngờ rằng chim cánh cụt đang di chuyển tới phía nam tìm kiếm địa điểm lạnh hơn để đẻ trứng.
Một con chim cánh cụt Hoàng đế (ngoài cùng bên trái) đứng cùng một nhóm chim cánh cụt Adelie. Cánh cụt Hoàng đế có kích thước lớn và có thể lặn sâu tới 550 m. Chúng sinh sản trên băng và chịu đựng mùa đông khắc nghiệt nhất trên Trái Đất.
52 nhà khoa học từ 23 quốc gia vừa hoàn thành chuyến hải trình khám phá Nam Cực kéo dài 3 tháng trên tàu nghiên cứu Akademik Treshnikovk của Nga. Họ đã tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu sinh học, khí hậu và đại dương nhằm hiểu hơn về tác động của biến đổi khí hậu và khám phá hệ sinh thái tại đây.
Theo ước tính, khoảng 3,8 triệu cặp đôi chim cánh cụt Adelie đang sinh sống ở Nam Cực. Chúng ở biển quanh năm và chỉ vào đất liền trong mùa hè để sinh sản. Các nhà khoa học cho biết nhiệt độ toàn cầu nóng lên đang khiến băng Nam Cực tan chảy, tạo ra nguồn nước khiến rêu phát triển và làm thay đổi môi trường sống của các loài động vật.
Nếu hiện tượng này tiếp diễn, các vùng đất không có băng sẽ được mở rộng trong khi các sông băng ngày càng thu hẹp và Bán đảo Nam Cực sẽ trở thành một địa điểm xanh tốt trong tương lai thay vì màu trắng của băng tuyết.
Các sản phẩm trưng bày ở hội chợ về tang lễ ở Hong Kong như quan tài bằng mây tre, bình đựng tro cốt có khuôn mặt người đã khuất cho thấy triển vọng mới của ngành này tại châu Á.
Những loại thú nuôi và cả động vật hoang dã ngày càng phổ biến tại nhiều quán cà phê ở Bangkok, Thái Lan, bất chấp nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề bảo vệ động vật.
Bong bóng cá totoaba, mặt hàng béo bở với giá chợ đen cao hơn cả cocaine, đã kéo theo làn sóng đánh bắt trái phép và đẩy loài cá heo quý tại Vịnh California đến bờ vực tuyệt chủng.