Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968 qua ảnh quốc tế

Phóng viên AP ghi lại những cảnh tượng chân thực về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 - đòn quyết định cho chiến thắng mùa xuân năm 1975.

Một phụ nữ đang nhìn ngôi mộ tập thể được khai quật tại Điện Bài, phía Đông của Huế vào tháng 04/1969. Cô lo sợ rằng chồng, cha và em trai của cô – những người mất tích từ dịp tết Mậu Thân - đã bị chết.
Một phụ nữ dùng khăn che miệng, ánh mắt lộ rõ vẻ lo lắng trước một ngôi mộ tập thể được khai quật tại làng Điện Bàn ở phía đông thành phố Huế, hồi tháng 4/1969. Chồng, cha và em trai cô mất tích từ dịp Tết Mậu Thân 1968.
Binh lính Mỹ nhảy khỏi xe jeep và ẩn nấp sau khi trúng rocket tại gần căn cứ không quân ở Đà Nẵng, ngày 30/1/1968.
Binh lính Mỹ nhảy khỏi xe jeep và ẩn nấp sau khi trúng rocket gần căn cứ không quân ở Đà Nẵng ngày 30/1/1968.
Khói bốc lên trong đợt tấn công của Quân giải phóng miền Nam trong chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
Khói bốc lên trong một đợt tấn công của Quân giải phóng miền nam ngày 10/2/1968.
Cảnh sát quân sự Mỹ núp sau một bức tường tại lối vào Lãnh sự quán Mỹ ở Sài Gòn, ngày 31/1/1968. Đây là ngày đầu tiên của chiến dịch Tết Mậu Thân.
Quân cảnh Mỹ nấp sau một bức tường tại lối vào Lãnh sự quán Mỹ ở Sài Gòn trong ngày đầu tiên của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân hôm 31/1/1968.
Thuyền tấn công của Sư đoàn 9 thuộc Bộ binh Mỹ di chuyển trên sông Mỹ Tho ngày 15/3/1968.
Thuyền tấn công của Sư đoàn 9 thuộc Bộ binh Mỹ di chuyển trên sông Mỹ Tho hôm 15/3/1968.
Cảnh sát đụng độ với những người phản đối chiến tranh Việt Nam bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở London ngày 17/3/1968.
Cảnh sát đụng độ với những người phản đối chiến tranh Việt Nam bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở thành phố London ngày 17/3/1968.
Một binh sĩ Mỹ cạo râu trước cửa hầm tại căn cứ Khe Sanh, ngày 5/3/1968. Anh ta dùng mũ bảo hiểm để làm bồn rửa mặt và lấy gương chiếu hậu từ một xe quân sự.
Một binh sĩ Mỹ cạo râu trước cửa hầm tại căn cứ Khe Sanh hôm 5/3/1968. Anh ta dùng mũ để làm bồn rửa mặt và lấy gương chiếu hậu từ xe quân sự để soi.
Thi thể của một binh lính thuộc Thủy quân Lục chiến Mỹ nằm trên đồi 689, cách phía tây Khe Sanh khoảng 4 km, tháng 4/1968.
Thi thể của một lính thủy đánh bộ Mỹ nằm trên đồi 689, cách phía tây Khe Sanh khoảng 4 km, vào tháng 4/1968.
Một binh sĩ thuộc đại đội A, sư đoàn Không quân 101 giơ tay ra hiệu cho trực thăng cứu hộ hạ cánh xuống một cánh rừng ở Huế để cứu đồng đội bị thương, tháng 4/1968.
Một binh sĩ thuộc đại đội A, sư đoàn Không vận 101 giơ tay ra hiệu cho trực thăng cứu hộ hạ cánh xuống cánh rừng ở Huế để cứu đồng đội bị thương vào tháng 4/1968.
Một binh sĩ Mỹ chạy nhanh khỏi những ngôi nhà mái lá đang cháy ở Sài Gòn, tháng 6/1968.
Binh sĩ Mỹ chạy qua những ngôi nhà mái lá đang cháy ở Sài Gòn hồi tháng 6/1968.
Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson nghe băng ghi âm do con rể của ông ta là Đại úy Charles Robb ghi. Robb lúc đó là đại đội trưởng lính thủy đánh bộ Mỹ tham chiến tại Việt Nam.
Ngày 31/7/1968, tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson nghe băng ghi âm giọng con rể của ông ta là đại úy Charles Robb. Lúc đó Robb là đại đội trưởng lính thủy đánh bộ Mỹ tham chiến tại Việt Nam.
Ngày 28/8/1968, hai quả bom napalm phát nổ bên ngoài Katum, trại của lực lượng đặc nhiệm Mỹ, cách Sài Gòn 96 km về phía tây bắc.
Ngày 28/8/1968, hai quả bom napalm nổ bên ngoài Katum, doanh trại của lực lượng đặc nhiệm Mỹ, cách Sài Gòn 96 km về phía tây bắc.
5 máy bay vận tải C-123 rải chất độc da cam xuống khu rừng bên ngoài thành phố Huế, ngày 14/8/1968. Mỗi máy bay gắn thùng chứa 3.785 lít thuốc diệt cỏ.
5 máy bay vận tải C-123 rải chất độc da cam xuống khu rừng bên ngoài thành phố Huế ngày 14/8/1968. Mỗi máy bay gắn thùng chứa 3.785 lít thuốc diệt cỏ.

Chiến tranh Việt Nam khốc liệt qua những bức ảnh khói lửa

Trực thăng vận tải trúng đạn, bom napalm nổ hay máy bay rải chất độc da cam là những hình ảnh lột tả sự khốc liệt của cuộc chiến Mỹ phát động trên lãnh thổ Việt Nam.

Hình ảnh khó quên trong chiến tranh Việt Nam

Bé gái chạy bom napalm, lính Mỹ đốt nhà dân, máy bay rải chất độc da cam cho thấy sự tàn khốc của chiến tranh Việt Nam hơn 40 năm trước.

Hải Anh

Ảnh: AP

Bạn có thể quan tâm