Chiến dịch giải cứu gấu trúc sau động đất Tứ Xuyên năm 2008
Thứ bảy, 12/5/2018 10:02 (GMT+7)
10:02 12/5/2018
Chiến dịch giải cứu gấu trúc, báu vật quốc gia của Trung Quốc, đã được phát động sau trận động đất kinh hoàng năm 2008 tại Tứ Xuyên.
Thảm họa động đất Tứ Xuyên năm 2008 không chỉ gây ra những tổn thất nặng nề về người và của mà còn mang đến thiệt hại đau xót cho những con gấu trúc sinh sống tại đây. Trận động đất đã phá hủy toàn bộ 32 ngôi nhà của chúng và khiến 6 con thuộc Khu bảo tồn Thành Đô mất tích, trong đó có một con gấu thiệt mạng và một con qua đời ngay sau đó vì bệnh nặng.
Ảnh: National Geographic.
Trong khi nhiều người dân hoảng loạn nhảy từ tầng cao xuống đất vì lo sợ các tòa nhà đổ sập, những con gấu trúc lại vội vã trèo lên cao và run rẩy bám víu lấy từng cành cây. Các nhân viên của khu bảo tồn đã phải tìm mọi cách đưa chúng xuống mặt đất khi những tảng đá to ngang cỡ với ôtô đang ập xuống vùi lấp khu rừng.
Ảnh: Tân Hoa Xã.
Các nhân viên của khu bảo tồn đã phải dò dẫm lần mò khắp các ngọn núi xung quanh để tìm kiếm những con gấu trúc mất tích, đồng thời tranh thủ viện trợ thực phẩm và đồ dùng tới các khu làng hẻo lánh. Một nhân viên an ninh cấp cao đã thiệt mạng khi tham gia vào các chiến dịch cứu hộ gấu trúc này. Cư dân địa phương cũng hỗ trợ chiến dịch tìm kiếm bằng cách báo cáo cho Trung tâm Cứu hộ động vật nếu nhìn thấy gấu trúc bị thương. Ảnh: Panda International.
Mao Mao, mẹ của 5 con gấu, đã thiệt mạng do bị nghiền nát dưới bức tường của khu bảo tồn. Trong đám tang diễn ra gần một tháng sau trận động đất, người trông coi của Mao Mao từ khi nó mới 3 tuổi, He Changgui, đã không cầm được nước mắt khi đặt hai quả táo và một miếng bánh mì lên bia mộ của người bạn mình. “Tôi sẽ đến thăm nó mỗi ngày,” ông xúc động nói.
Ảnh: Panda International.
Sau trận động đất, chính phủ Trung Quốc đã phải lập tức gửi viện trợ bao gồm tre, táo, và thuốc thú y tới các "báu vật quốc gia" kèm theo lều và thực phẩm dự trữ cho các nhân viên.
Ảnh: The Atlantic.
Với hàng triệu người dân trong tình trạng mất nhà cửa, việc tiêu tốn thời gian và tiền mặt vào nỗ lực giải cứu gấu trúc và khôi phục khu bảo tồn tưởng chừng sẽ gây ra nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, người dân Tứ Xuyên vẫn sẵn lòng giúp đỡ “niềm tự hào” của họ. “Chúng tôi đã rất lo lắng cho các con gấu trúc sau trận động đất. Chúng không chỉ là loài động vật quý hiếm mà còn là báu vật quốc gia,” Tân Hoa Xã dẫn lời anh Zhang Yi, một cư dân của thành phố Nhã An. “Hơn nữa, chúng rất dễ thương. Ai cũng yêu thích gấu trúc cả”. Ảnh: The Atlantic.
Gấu trúc không chỉ là loài động vật hiền lành và dễ thương mà còn là báu vật trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc.
Từ năm 1957, Trung Quốc đã nhiều lần tặng hoặc cho mượn các cá thể gấu trúc lớn nhằm tăng cường quan hệ với các quốc gia. Giữa năm 2014, chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân đã tới thăm con gấu trúc được Trung Quốc cho mượn tại vườn bách thú Bỉ. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Tứ Xuyên là ngôi nhà của hơn 1.600 con gấu trúc lớn, chiếm gần 90% tổng số gấu trúc trên toàn thế giới. Sau quá trình 10 năm khôi phục, khu bảo tồn gấu trúc tại Tứ Xuyên đã mở cửa trở lại trước sự mừng rỡ của người dân. Hệ thống khu bảo tồn này là nơi thu hút đông đảo du khách du lịch và mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho tỉnh Tứ Xuyên. Khi nỗi ám ảnh về trận động đất kinh hoàng năm 2008 vẫn chưa thực sự nguôi ngoai, sự "hồi sinh" của khu bảo tồn gấu trúc trở thành một biểu tượng tươi sáng và đáng yêu của nỗ lực vươn mình sau thảm hoạ của Tứ Xuyên. Ảnh: The Atlantic.
Mười năm kể từ trận đại địa chấn cướp đi sinh mạng của 70.000 người, vùng đất chấn tâm Bắc Xuyên đã hồi sinh ngay bên cạnh những đống đổ nát nay trở thành bảo tàng ngoài trời.
Trận động đất tháng 5/2008 tàn phá nghiêm trọng nhiều khu vực tại Tứ Xuyên và khiến 69.000 người thiệt mạng. Sau 10 năm tái thiết, vùng đất từng là đống đổ nát nay đã hồi sinh.
Những ngôi nhà xiêu vẹo, đổ nát vẫn được giữ nguyên, trở thành bảo tàng ngoài trời để tưởng niệm gần 90.000 người chết trong trận động đất ngày 12/5/2008 ở Tứ Xuyên, Trung Quốc.