Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chiến đấu cơ F-22 Raptor: đắt không xắt ra miếng

Được xem là máy bay tiêm kích toàn diện và tối tân nhất thế giới, song giá trị của F-22 Raptor được cho là không xứng đáng với chi phí sản xuất trị giá hàng trăm triệu USD.

Chiến đấu cơ F-22 Raptor: đắt không xắt ra miếng

Được xem là máy bay tiêm kích toàn diện và tối tân nhất thế giới, song giá trị của F-22 Raptor được cho là không xứng đáng với chi phí sản xuất trị giá hàng trăm triệu USD.

>>Mỹ sẽ bán máy bay F-16 cho Đài Loan?
>>Nguy hiểm rình rập người lái siêu cơ 'Mãnh cầm' của Mỹ
>>Mỹ triển khai chiến đấu cơ tàng hình đến gần Iran
>>Những máy bay quân sự đắt giá nhất hành tinh

F-22 Raptor (biệt danh: chim ăn thịt) là chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 sử dụng công nghệ tàng hình, có 1 chỗ ngồi, 2 động cơ, do 2 hãng Lockheed Martin và Boeing đồng sản xuất. Ban đầu, nó được thiết kế để trở thành một máy bay chiến đấu giành ưu thế trên không trước Không quân Liên Xô nhưng cũng được trang bị cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát tín hiệu.
Lockheed Martin là nhà thầu chính và chịu trách nhiệm về khung, các hệ thống vũ khí và lắp ráp, hoàn thành F-22. Boeing cung cấp cánh, khung đuôi, các hệ thống điện tử tích hợp, tất cả chương trình đào tạo phi công và bảo dưỡng.
Loại máy bay này từng có nhiều tên khác nhau, trước khi được Không quân Mỹ sử dụng và đặt tên là F-22A vào tháng 12/2005. Theo báo cáo được công bố vào tháng 4/2011 của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO), tính chung dự án F-22 Raptor (cả thiết kế, sản xuất lẫn mua bán) có tổng chi phí là 77,4 tỷ USD. Như vậy, giá của mỗi chiếc F-22 trong năm 2010 là 411,7 triệu USD. Trước đó, năm 2009, lãnh đạo Không quân Mỹ tuyên bố, một giờ bay của F-22 tiêu tốn 44.000 USD. Còn theo đánh giá của thư ký hành chính Không quân Mỹ, một giờ bay của chiếc tiêm kích này là gần 50.000 USD.
Bất chấp chương trình phát triển kéo dài và chi phí cao, Không quân Mỹ vẫn xem F-22 là thành phần quan trọng trong sức mạnh tác chiến trên không. Đồng thời, Mỹ tuyên bố F-22 là máy bay chiến đấu mạnh hơn bất kỳ loại chiến đấu cơ nào khác. Trong khi đó, hãng Lockheed Martin cho rằng, F-22 là sự kết hợp của công nghệ tàng hình, tốc độ, linh hoạt, sự chính xác và nhận biết tình huống, kết hợp với khả năng chiến đấu không đối không, không đối đất, khiến nó trở thành chiến đấu cơ toàn diện nhất thế giới hiện nay.
Tư lệnh các lực lượng vũ trang Australia, Angus Houston, năm 2004 nói rằng, F-22 sẽ là máy bay chiến đấu vượt trội nhất từng được chế tạo.
Chi phí cao về sản xuất và duy trì hoạt động, thiếu các cuộc chiến không đối không thực sự vì các nước khác chưa kịp phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, lệnh cấm xuất khẩu của Mỹ và sự phát triển của loại máy bay F-35 mới, rẻ và hiệu quả hơn, là một số nguyên nhân khiến Lầu Năm Góc dừng sản xuất F-22.
Tháng 4/2009, Bộ Quốc phòng Mỹ đề xuất ngừng các đơn đặt hàng mới. Sau khi được Quốc hội Mỹ thông qua, Không quân Mỹ dừng mua sắm F-22 và chính thức sở hữu tổng cộng 187 chiếc. Bên cạnh đó, dư luận Mỹ gần đây râm ran về chuyện các phi công Mỹ từ chối lái đấu cơ F-22. Hãng tin ABC News mới đây phát hiện ra các vấn đề của hệ thống oxy trong buồng lái F-22 góp phần giết chết một phi công và làm một phi công khác gần chết. Đó là chưa kể hàng chục phi công khác bị hoảng loạn khi đang bay giữa trời.
Hiện công việc chế tạo tiêm kích thế hệ 5 được tập trung cho F-35. Như vậy, dây chuyền sản xuất tiêm kích hiện đại nhất thế giới sắp bị đóng cửa. Xung quanh việc Mỹ quyết định ngưng sản xuất F-22, một số nhà phân tích cho rằng, dù không có F-22 trong biên chế, Không quân Mỹ vẫn quá mạnh so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Việc vận hành một số lượng lớn tiêm kích thế hệ 5 là sự lãng phí không cần thiết, chi phí vận hành và bảo dưỡng số tiêm kích này vô cùng đắt đỏ. Trong khi đó, cắt giảm ngân sách đang là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với Lầu Năm Góc.

Theo luật liên bang, F-22 bị cấm xuất khẩu ra nước ngoài, bất chấp một số nước như Nhật Bản, Australia, Israel từng đề nghị mua loại máy bay tiêm kích này. Quốc Hội Mỹ duy trì lệnh cấm bán F-22 Raptor ra nước ngoài trong cuộc họp liên tịch ngày 27/9/2006. Sau những cuộc bàn luận tại Washington vào tháng 12/2006, Bộ Quốc phòng Mỹ báo cáo rằng F-22 sẽ không được bán ra nước ngoài. Các khách hàng hiện tại của Mỹ đang đề nghị mua lại thiết kế của các loại máy bay đời trước như F-15, F-16 và Boeing F/A-18E/F Super Hornet. Bên cạnh đó, khách hàng cũng đang chờ đợi được mua máy bay F-35 có công nghệ kế thừa từ F-22 nhưng giá thành rẻ hơn, linh hoạt hơn và được phép xuất khẩu.

Các nhà phân tích cho rằng, giá trị sử dụng của F-22 không tương xứng với chi phí bỏ ra, thậm chí có người ví von siêu tiêm kích F-22 sản xuất ra chỉ để “làm cảnh”. Tuy là tiêm kích hiện đại nhất thế  giới, song F-22 lại không có được khả năng đa nhiệm như các máy bay thế hệ 4 và 4+ khác. F-22 gần như bất lực với các mục tiêu mặt đất, radar siêu hiện đại AN/APG-77, không có khả năng lập bản đồ địa hình như các radar khẩu độ tổng hợp khác. Để tăng cường khả năng tàng hình, F-22 gần như cô độc trên bầu trời, F-22 chỉ có thể truyền dữ liệu giữa những chiếc F-22 với nhau, ngoài ra nó không có khả năng trao đổi dữ liệu với các máy bay chiến đấu khác. Điều đó khiến F-22 không có khả năng tác chiến trong đội hình hỗn hợp.
Clip về chiến đấu cơ F-22 Raptor.

 

Màn nhào lộn 'nghẹt thở' của máy bay chiến đấu Nga Viettel chế tạo máy bay không người lái, phần mềm quân sự Giáo sư Việt kiều đoạt giải thưởng thế giới trị giá gần <abbr class=8 tỉ đồng" src="http://img2.news.zing.vn/2012/06/07/01-6.jpg" class="imgleft newsphoto_med" />
Màn nhào lộn 'nghẹt thở' của máy bay chiến đấu Nga Viettel chế tạo máy bay không người lái, phần mềm quân sự Giáo sư Việt kiều đoạt giải thưởng thế giới trị giá gần 8 tỉ đồng
Những 'cường quốc xe đạp' hàng đầu thế giới Chiến đấu cơ F-22 Raptor: đắt không xắt ra miếng Những dòng sông nhuốm màu ô nhiễm trên thế giới
Những 'cường quốc xe đạp' hàng đầu thế giới Chiến đấu cơ F-22 Raptor: đắt không xắt ra miếng Những dòng sông nhuốm màu ô nhiễm trên thế giới
   Đông Nam Á đua nhau sắm tàu ngầm  Ảnh chân dung 20 đời Tổng thống Mỹ Tại sao thiên tài hay mắc bệnh tâm thần?
Một máy bay Mỹ bị khủng bố 'bắn rụng'? Ảnh chân dung 20 đời Tổng thống Mỹ Tại sao thiên tài hay mắc bệnh tâm thần?

Bình An

Theo Infonet.vn

 

Theo Infonet.vn

Bạn có thể quan tâm