Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Chiến binh cụt chân' 13 lần leo lên đỉnh núi cao 1.545 m

Sau khi bị mất cả hai chân, Chen Zhou đã tự lập cuộc sống và giúp truyền cảm hứng cho những người khác. Anh tiếp tục thử thách mình với môn leo núi.

Chen Zhou trong một lần leo đến đỉnh núi Thái Sơn. Ảnh: iLook China.

Chen Zhou (sinh năm 1982, Trung Quốc), người không may bị mất 2 chân trong một tai nạn tàu hỏa, được mệnh danh là “chiến binh cụt chân” trên mạng xã hội Trung Quốc, nổi tiếng với những buổi diễn thuyết nhằm nâng cao nhận thức về khuyết tật trong xã hội, SCMP đưa tin.

Chen được sinh ra trong một gia đình nghèo khó tại một ngôi làng ở tỉnh Sơn Đông. Cha mẹ anh ly hôn và bỏ lại anh cho ông nuôi dưỡng từ khi anh còn là một cậu bé.

Năm 13 tuổi, anh lẻn lên một toa tàu hỏa với hy vọng có thể đến một thành phố lớn. Khi phát hiện ra lên nhầm tàu, Chen vội vàng nhảy xuống, nhưng không may bị một đoàn tàu khác đâm phải và xé toạc mất đôi chân.

chien binh cut chan anh 1

Chen Zhou trong một buổi diễn thuyết trước công chúng. Ảnh: ABILITY.

Anh được người dân địa phương tìm thấy và đưa đến bệnh viện. Họ cũng tổ chức quyên góp tiền để chi trả cho việc điều trị y tế của anh. Sau khi xuất viện, Chen làm nhiều nghề để kiếm sống, từ ăn xin trên phố cho đến bán báo, thu gom phế liệu và đánh giày.

Lên 18 tuổi, Chen tham gia một đoàn ca nhạc khuyết tật và trở thành ca sĩ. Trong những năm tiếp theo, anh cùng những đồng nghiệp khuyết tật của mình đi đến khoảng 20 tỉnh và thành phố, tổ chức các buổi hòa nhạc trên đường phố. Từ đó, anh có biệt danh là "ca sĩ lang thang".

Tất cả đã thay đổi vào năm 2007, khi Chen được một người bạn đề nghị phát biểu trước một nhóm tội phạm vị thành niên. Sau đó, anh nhận ra để tiếp cận mọi người, việc diễn thuyết có ý nghĩa hơn là hát.

Anh dành thập kỷ tiếp theo để thực hiện hàng trăm bài diễn thuyết tại các trường học và trên sóng truyền hình, sử dụng kinh nghiệm sống của mình để khuyến khích người khác hãy kiên trì.

“Trước đây, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng những gì mình trải nghiệm, suy nghĩ, cảm nhận và học hỏi lại có thể mang đến cho mọi người sự thoải mái trong tâm hồn, cũng như củng cố tinh thần họ”, Chen nói với Jiefang Daily.

Anh chia sẻ thêm: “Tôi thường nói với khán giả của mình rằng: ‘Đừng kêu ca rằng đôi giày của bạn không đẹp, vì trên đời này còn rất nhiều người không có chân. Thay vào đó, hãy cảm thấy vui vẻ và hài lòng’”.

Mỗi khi có thời gian rảnh rỗi, Chen thường leo núi. Anh từng 13 lần leo lên đến đỉnh núi Thái Sơn (thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông), cao khoảng 1.545 m so với mực nước biển.

Hầu hết mất khoảng 4-6 tiếng để chạm đỉnh núi Thái Sơn. Nhưng đối với Chen, anh phải mất gấp đôi thời gian khi di chuyển bằng hai chiếc hộp gỗ mà anh dùng làm “đôi chân” của mình.

“Do chiều cao, tôi thường phải ngước nhìn người khác. Nhưng từ trên đỉnh núi nhìn xuống, tôi quên mất mình là một người khuyết tật, và tôi cảm thấy vui, tự hào về bản thân mình”, anh nói.

Chen đã kết hôn và hiện có hai con, một con trai và một con gái. Anh cho biết gia đình nhỏ mang lại tình yêu thương và khiến anh cảm thấy hạnh phúc mỗi ngày.

Người đàn ông thường kể cho khán giả nghe câu chuyện về con gái mình. Nhiều năm trước, khi anh lần đầu đến đón con gái tại trường, các học sinh cùng lớp và cha mẹ chúng đã chế giễu Chen vì tình trạng khuyết tật của anh.

Khi đó, con gái anh đã đáp lại rằng: “Bố mình không có chân thì sao? Bố không có chân nhưng vẫn đi leo núi. Bố còn có thể hát. Bố kiếm tiền nuôi gia đình. Bố bạn có thể làm điều đó không?”.

Những người con Trung Quốc chọn đoạn tuyệt với gia đình

Nhiều thanh niên Trung Quốc chọn cắt đứt liên lạc với cha mẹ, người thân để thiết lập ranh giới, tạo ra cuộc tranh luận lớn về đạo đức xã hội và nhu cầu cảm xúc của người trẻ.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Zing, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.

Ánh Dương

Bạn có thể quan tâm