Thế giới chỉ còn khoảng 6 tháng để thay đổi tiến trình của cuộc khủng hoảng khí hậu và ngăn chặn sự dội lại của khí thải nhà kính sau khi cách ly xã hội kết thúc. Giám đốc điều hành của IEA Fatih Birol, một trong những chuyên gia năng lượng hàng đầu thế giới, cảnh báo rằng chúng sẽ lấn át các nỗ lực ngăn chặn thảm hoạ khí hậu.
Nếu không giảm khí thải thì mục tiêu chống ô nhiễm sẽ nằm ngoài tầm với
Các chính phủ đang có kế hoạch chi 9 nghìn tỷ USD trên toàn thế giới trong vài tháng tới để giải cứu nền kinh tế khỏi cuộc khủng hoảng do virus corona tạo ra. Các gói kích thích kinh tế được tạo ra trong năm nay sẽ định hình nền kinh tế toàn cầu trong ba năm tiếp theo, và trong khoảng thời gian đó, một là khí thải phải bắt đầu giảm mạnh, hoặc các mục tiêu chống ô nhiễm khí hậu sẽ nằm ngoài tầm với.
Tháp làm mát của một nhà máy điện than ở Datteln, Đức. Ảnh: Getty Images. |
“Ba năm tiếp theo sẽ xác định tiến trình của 30 năm tới và cả sau này”, ông Birol nói với Guardian. “Nếu không [có hành động], chúng ta chắc chắn sẽ chứng kiến lượng khí thải tăng cao trở lại. Nếu điều này xảy ra, rất khó kéo giảm lượng khí thải trong tương lai. Đây là lý do chúng tôi đang thúc giục chính phủ các nước có các gói phục hồi bền vững”.
Lượng khí thải carbon dioxide đã giảm mạnh với mức trung bình toàn cầu là 17% trong tháng 4 so với cùng kì năm ngoái, tuy nhiên đã tăng trở lại khoảng 5% sau đó.
Trong một báo cáo được công bố hôm 18/6, IEA đã đưa ra bản kế hoạch chi tiết toàn cầu đầu tiên cho sự phục hồi xanh. Bản kế hoạch này tập trung vào cải cách để sản xuất và tiêu thụ năng lượng. Năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời nên là trọng tâm tập trung hàng đầu, bên cạnh đó là những cải tiến hiệu quả về năng lượng cho các toà nhà và xí nghiệp, và cả những cải tiến về hiện đại hoá lưới điện.
Tạo nhiều việc làm mới phải là ưu tiên hàng đầu của những quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của Covid-19, nơi mà hàng triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp do đại dịch và lệnh cách ly xã hội. Phân tích của IEA cho thấy việc hướng tới kinh tế xanh - như trang bị thêm cho các toà nhà để giúp chúng tiết kiệm năng lượng hơn, lắp đặt các tấm pin Mặt Trời và xây dựng các trang trại gió - hiệu quả hơn là đổ tiền đầu tư vào nền kinh tế carbon cao.
Đào tạo nhân lực cho công việc của tương lai
Ông Sam Fankhauser, giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu Grantham về biến đổi khí hậu tại Trường Kinh tế London, cảnh báo rằng chính phủ không nên cố “giữ những việc làm hiện có trong formaldehyd” bằng các kế hoạch tốn kém và các nỗ lực khác để giữ chân nhân viên, mà phải cung cấp khoá đào tạo lại và những cơ hội khác để họ “chuyển sang công việc của tương lai”.
Những lời kêu gọi phục hồi xanh trên toàn cầu hiện nay đến từ các chuyên gia, nhà kinh tế học, chuyên gia y tế, nhà giáo dục, nhà hoạt động vì môi trường và chính trị gia. Trong khi một số chính phủ đã sẵn sàng hành động - chẳng hạn, EU đã cam kết biến thoả thuận xanh của châu Âu thành trung tâm của sự phục hồi - dựa trên số tiền chi tiêu đã có xu hướng thúc đẩy nền kinh tế carbon cao cho đến nay.
Ít nhất 33 tỷ USD đã được chuyển cho các hãng hàng không theo nhóm vận động Chiến dịch và Môi trường. Theo công ty phân tích Bloomberg New Energy Finance, 509 tỷ USD sẽ được rót vào các ngành công nghiệp carbon cao, và không có điều kiện để đảm bảo họ giảm sản lượng carbon.
Chỉ khoảng 12,3 tỷ USD chi tiêu được công bố vào cuối tháng trước được dành cho các ngành công nghiệp carbon thấp, và thêm 18,5 tỷ USD khác vào các ngành công nghiệp carbon cao với điều kiện họ đạt được các mục tiêu khí hậu.
Trong những đợt chi tiền đầu tiên, phía chính phủ “đã có cớ” để không chuyển tiền cho các ngành công nghiệp ít carbon, bởi vì họ đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng bất ngờ và không mong muốn.
Nhưng các chính phủ vẫn hướng đến mục tiêu đầu tư carbon cao. Nghiên cứu của IEA cho thấy số tiền đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện đốt than vào cuối tháng 5 ở châu Á đã tăng lên so với năm ngoái.
Các nhà vận động khí hậu kêu gọi các bộ trưởng chú ý đến báo cáo của IEA và đưa ra các kế hoạch phục hồi xanh. Jamie Peters, giám đốc chiến dịch tại Friends of the Earth, cho biết: “Một thế giới hậu Covid- 19 phải là một thế giới công bằng. Nó sẽ chỉ công bằng nếu chính phủ ưu tiên sức khỏe, phúc lợi và cơ hội cho tất cả thành phần trong xã hội. Như thể vấn đề này không đáng quan tâm trong một hành tinh đang nóng lên một cách đầy nguy hiểm, khi mà nó thậm chí còn khẩn cấp hơn sau Covid-19".
Một tài khoản Twitter đăng hình ảnh dãy Dhauladhar của Himalaya được nhìn thấy sau 30 năm từ Jalandhar (bang Punjab) sau khi ô nhiễm giảm xuống mức thấp nhất. Ảnh: Twitter. |
Đưa các khuyến nghị của IEA vào hoạt động sẽ thúc đẩy nền kinh tế, Rosie Rogers, người đứng đầu các hoạt động về phục hồi xanh tại Greenpeace UK, nói thêm: “Việc chính phủ đặt tiền đằng sau các giải pháp bền vững thực sự là một giải pháp kinh tế không khôn ngoan. Có thể thấy rằng chúng ta xây dựng một sự phục hồi vừa giải quyết tình trạng khí hậu khẩn cấp vừa giúp cải thiện cuộc sống của con người bằng không khí sạch hơn và hóa đơn thấp hơn”.
Các nhà đầu tư cũng muốn đưa tiền cá nhân vào việc phục hồi xanh, bên cạnh khoản chi của chính phủ, theo phát biểu của ông Stephanie Pfeifer, giám đốc điều hành của Tập đoàn đầu tư thể chế về biến đổi khí hậu, đại diện cho các nhà quản lý quỹ và tài sản có giá trị 26 triệu USD. “IEA đã cho thấy [một sự phục hồi xanh] không chỉ đáng kì vọng, mà còn rất khôn ngoan về mặt kinh tế. Các nhà đầu tư hoàn toàn cam kết vai trò của họ trong quá trình này”.